Báo cáo 197/BC-BTP kết quả công tác tư pháp 9 tháng đầu năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu công tác đến hết năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 197/BC-BTP
Ngày ban hành 26/08/2013
Ngày có hiệu lực 26/08/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Đinh Trung Tụng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 197/BC-BTP

Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2013

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CÔNG TÁC TƯ PHÁP 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CÔNG TÁC ĐẾN HẾT NĂM 2013

Thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ vnhững giải pháp chủ yếu chđạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một sgiải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực; đúng hướng, đạt nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường ổn định. Lãi suất tiếp tục giảm, dư nợ tín dụng được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng cao. Xuất khẩu tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra. Tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đu có cải thiện. An sinh xã hội và phúc lợi xã hi được bảo đảm; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm... tiếp tục được quan tâm và đạt được kết quả tích cực. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tcáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được chú trọng. Chính trị, xã hội n định; quốc phòng được tăng cường; an ninh, trật tđược giữ vng. Công tác đối ngoại được đy mạnh, đạt nhiều kết quả và nâng cao vị thế đất nước.

Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo triển khai toàn diện công tác tư pháp cơ bản bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013, trong đó tập trung chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp của năm. Báo cáo này tập trung đánh giá việc trin khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và một số kết quả khác; xác định nhng hạn chế, bất cập và nguyên nhân đtừ đó đề xuất nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu đến hết năm 2013.

Phần 1.

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và góp ý dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và ca Ngành Tư pháp trong năm 2013, ngay từ những tháng đầu năm, Ngành Tư pháp đã tích cực, chủ động tham mưu, giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai và tchức tt việc ly ý kiến nhân dân đi với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ Tư pháp cũng đã phi hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 02 Báo cáo chuyên đề. Báo cáo của Chính phủ đã tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực các ý kiến góp ý của các cơ quan, nhân dân trong 7 nhóm vấn đề, qua đó đã đề xuất việc xác định rõ nét hơn vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ, tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Chính phủ; cụ thể hóa mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phuơng; sửa đổi các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản cụ thể của Hiến pháp... được Chính phủ đánh giá cao. Trên cơ sở Báo cáo của Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục nghiên cứu, tham gia ý kiến, đề xuất hoàn chỉnh Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để đưa ra lấy ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII.

Cùng với việc tổ chức ly ý kiến nhân dân Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo toàn Ngành tích cực tham gia ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh dự án Luật đặc biệt quan trọng này, trong đó có những vấn đề liên quan mật thiết những lĩnh vực quản lý của Ngành như: công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và bán đấu giá bất động sản.

2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật

2.1. Công tác xây dựng pháp luật

Công tác xây dựng pháp luật được quan tâm chỉ đạo triển khai bài bản, gắn kết hơn với yêu cầu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cả nước, bảo đảm đúng định hướng chính trị và Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Tính đến ngày 18/7/2013, Bộ Tư pháp đã hoàn thành, trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 23/25 đề án, văn bản, đạt 92% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2013. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 với sự đồng thuận cao; dự án Luật Hộ tịch có nhiều điểm mới mang tính cải cách, cũng đã được trình lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ cũng đã phối hợp với bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện tốt công tác tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng, để hoàn chỉnh các dự án luật này, trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6; tổ chức thành công việc tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự 2005 và chuẩn bị hoàn thành nội dung để tổ chức tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất), để xây dựng các dán luật mang tính cht "rường cột" của hệ thng pháp luật, thể chế hóa các quy định của Hiến pháp sau khi được thông qua. Trên cơ sở văn bản, đề án do Bộ Tư pháp trình, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xem xét, ban hành 07 nghị định và 17 đề án, văn bản khác.

Bộ Tư pháp cũng đã chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản, đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc liên tịch ban hành của Bộ, trong 6 tháng đầu năm 2013 đã ban hành 56 đề án, văn bản (đạt 55% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2013), trong đó có 11 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh mới có hiệu lực pháp luật và 45 văn bản, đề án khác; tích cực phối hợp với UBND thành phố Hà Nội chuẩn bị xong 15 dự thảo văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô.

Công tác theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng luật, pháp lệnh cũng đạt được những kết quả cụ thể, góp phần tích cực giúp Chính phủ cơ bản hoàn thành việc chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, trong đó, đáng lưu ý là các bộ, ngành đã tập trung xây dựng, trình Chính phủ, Quốc hội một số dự án luật nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như Luật sửa đổi, bổ sung Điu 170 của Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, với những ưu đãi thuận lợi cho các nhà đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, đồng thời tập trung xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành.

Đbảo đảm thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc việc xây dựng luật, pháp lệnh và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định s921/QĐ-TTg về việc chuyển giao trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp thực hiện (kể từ ngày 01/7/2013).

Công tác xây dựng VBQPPL ở địa phương tiếp tục có những chuyển biến. Các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương đã quan tâm ban hành Chương trình ban hành VBQPPL năm 2013, giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, thẩm định văn bản, qua đó bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản. Trong 6 tháng đầu năm 2013, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc ban hành VBQPPL bám sát công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.2. Công tác thẩm định VBQPPL

Khắc phục những hạn chế trong công tác thẩm định VBQPPL trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc với các đơn vị xây dựng pháp luật trong việc thẩm định VBQPPL, chú trọng hơn đến tính khả thi, hợp lý của dự thảo văn bản. Phương thức thẩm định thông qua cơ chế hội đồng và có sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học được triển khai bước đầu cải thiện chất lượng thẩm định, bảo đảm về tiến độ và gắn kết hơn với công tác kim soát thủ tc hành chính.

Nhm nâng cao cht lượng xây dựng thông tư, thông tư liên tịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị về thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định VBQPPL của Bộ Tư pháp nhằm đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy, nhân lực triển khai công tác thẩm định.

Quy trình soạn thảo và ban hành VBQPPL ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện cơ bản đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, các văn bản trước khi ban hành được lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và gửi Sở Tư pháp thẩm định; các ý kiến góp ý, thẩm định của Sở Tư pháp được chính quyền địa phương đánh giá cao, làm cơ sở xem xét ban hành.

2.3. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL và theo dõi thi hành pháp luật

Công tác kiểm tra VBQPPL đã được các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện thường xuyên hơn, gắn kết hơn với công tác theo dõi thi hành pháp luật, bước đầu hình thành cơ chế đồng bộ trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý và kiến nghị hoàn thiện các VBQPPL. Quá trình kiểm tra, Bộ Tư pháp đã phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật, qua đó xử lý một số văn bản được dư luận, báo chí quan tâm và đồng tình ủng hộ. Tình hình xử lý văn bản có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp đã có chuyển biến, một scơ quan ban hành văn bản đã chủ động phối hợp xử lý kịp thời (ví dụ như quy định xử phạt mũ bảo hiểm không đạt chất lượng; quy định cấm phát tán thông tin tiêu cực, quy định về đối tượng ưu tiên tuyển sinh, về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức...).

Việc triển khai Pháp lệnh Hợp nht văn bản quy phạm pháp luật đã được các bộ, ngành bước đầu thực hiện có hiệu quả. Đtriển khai Pháp lệnh Pháp đin hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thng quy phạm pháp luật.

Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản cũng được đảm bảo về cơ sở pháp lý qua việc Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng Nghị định số 16/2003/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về rà soát, hệ thống hóa văn bản và Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP.

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực, có trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tiễn, bước đầu vào cuộc sát hơn với các vấn đề trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội (như các lĩnh vực thuế, đất đai, tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế nhà nước, bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm hành chính...), phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như: Bà Rịa - Vũng Tàu (tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ); Bình Thuận (tình hình thực hiện các quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh, về xử lý vi phạm hành chính); Kiên Giang (thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng); Cần Thơ (cải cách hành chính, thực hiện theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện quy định pháp luật về cải cách thể chế, lĩnh vực vi phạm hành chính, thực hiện các quy định về bảo hiểm y tế và thực hiện quy định pháp luật về giáo dục)...

3. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính

[...]