Báo cáo 1357/BC-BYT về công tác An toàn thực phẩm 8 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 1357/BC-BYT |
Ngày ban hành | 19/10/2023 |
Ngày có hiệu lực | 19/10/2023 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Đỗ Xuân Tuyên |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1357/BC-BYT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2023 |
CÔNG TÁC ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG CUỐI NĂM
Kính gửi: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà;
Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 của Văn phòng Chính phủ; Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) ban hành Công văn số 2201/ATTP-KHTC ngày 15/9/2023 gửi các đơn vị về việc cập nhật báo cáo công tác an toàn thực phẩm 8 tháng đầu năm 2023. Sau khi tổng hợp báo cáo của các đơn vị, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP) kính báo cáo công tác ATTP 8 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm như sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
1. Một số hoạt động chính đã triển khai:
a) Công tác chỉ đạo điều hành:
- Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã ban hành:
+ Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 05/12/2022 về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 với mục tiêu bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.
+ Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/12/2022 về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023 nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP.
+ Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10/03/2023 về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2023. Chủ đề của Tháng hành động là “Đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới” với mục tiêu nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.
- Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này (Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023).
- Bộ Y tế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội thảo về “Giải pháp triển khai hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới” tại tỉnh Bắc Ninh (ngày 28/6/2023), thành phố Hồ Chí Minh (ngày 05/7/2023).
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo ban hành Kế hoạch đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 (Quyết định số 394/QĐ-BNN-CLCB ngày 01/2/2023); Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (Kế hoạch số 08/KH-QLCL ngày 08/01/2023); Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa trên các tuyến biên giới, vùng biển, địa bàn nội địa và qua cảng hàng không quốc tế (Kế hoạch số 50/KH-QLCL ngày 12/01/2023). Bộ cũng đã chỉ đạo tập trung nguồn lực đàm phán giải quyết các rào cản kỹ thuật về an toàn dịch bệnh, ATTP để mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản trong và ngoài nước1.
- Bộ Công Thương ban hành các văn bản2 chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý ATTP. Bộ Công Thương thường xuyên chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng, đặc biệt trong các đợt cao điểm về ATTP như Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023; Tháng hành động vì ATTP năm 2023... Do đó, công tác chỉ đạo điều hành đã góp phần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
- Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Kế hoạch số 169-KH/ĐUCA ngày 17/02/2023 và Chương trình hành động ngày 17/4/2023 thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư. Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 370/KH-BCA-C05 ngày 17/7/2023 để triển khai thực hiện Kế hoạch kèm theo Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác đảm bảo ATTP, tập trung vào các dịp cao điểm như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão, Tháng hành động vì ATTP, triển khai công tác hậu kiểm về ATTP trên địa bàn thành phố3. Trong Tháng hành động, 100% Ban Chỉ đạo liên ngành tuyến tỉnh, quận, huyện và 97,3% tuyến xã, phường đã chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch, Quyết định để chỉ đạo triển khai Tháng hành động tại địa phương.
b) Công tác xây dựng, ban hành các văn bản về ATTP
- Bộ Y tế đang triển khai xây dựng dự án Luật ATTP sửa đổi theo Kế hoạch số 1072/KH-BYT ngày 22/8/2022. Dự án Luật ATTP sửa đổi, bổ sung sẽ trình Chính phủ và dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 hoặc kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025. Hiện Bộ Y tế đang xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật ATTP và hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật ATTP sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ.
- Về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 25/3/2022; Bộ Y tế đã hoàn thiện Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ ngành và địa phương, hiện đang xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, dự kiến báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trong năm 2023-2024.
- Bộ Y tế chủ trì xây dựng và ban hành 01 Thông tư: Thông tư số 08/2023/TT-BYT ngày 14/4/2023 về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật (trong đó đã bãi bỏ Thông tư 31/2019/TT-BYT ngày 5/12/2019 về Quy định yêu cầu đối với sản phẩm sữa tươi trong chương trình sữa học đường).
- Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bộ Y tế đã gửi hồ sơ QCVN tới Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; tiếp tục phối hợp xây dựng QCVN đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Tiếp tục hoàn thiện Thông tư quy định việc thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
- Đối với quy định về mức giới hạn Etylen oxit trong thực phẩm, ngày 24/7/2023 Văn phòng Chính phủ đa có Công văn số 5591/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nói trên.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung hoàn thiện chính sách, cải cách hành chính: đã hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi đến năm 2030; hoàn thiện dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; tiếp tục hoàn thiện dự thảo 07 Thông tư liên quan đến ATTP.
- Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 trong đó bổ sung các quy định quản lý chặt chẽ hơn việc quảng cáo đối với thực phẩm trong hoạt động bán hàng đa cấp, không cho phép doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp sử dụng hình ảnh liên quan đến ngành y tế như bác sỹ, dược sỹ, bệnh nhân để cung cấp thông tin về thực phẩm khiến khách hàng hiểu lầm thực phẩm có tác dụng chữa bệnh. Các quy định này được Bộ Công Thương phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý ở địa phương thông qua các hội nghị tập huấn tổ chức ở các tỉnh thành phố trên toàn quốc.
(Danh mục văn bản đã ban hành chi tiết tại Phụ lục 1).
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1357/BC-BYT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2023 |
CÔNG TÁC ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG CUỐI NĂM
Kính gửi: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà;
Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 của Văn phòng Chính phủ; Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) ban hành Công văn số 2201/ATTP-KHTC ngày 15/9/2023 gửi các đơn vị về việc cập nhật báo cáo công tác an toàn thực phẩm 8 tháng đầu năm 2023. Sau khi tổng hợp báo cáo của các đơn vị, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP) kính báo cáo công tác ATTP 8 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm như sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
1. Một số hoạt động chính đã triển khai:
a) Công tác chỉ đạo điều hành:
- Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã ban hành:
+ Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 05/12/2022 về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 với mục tiêu bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.
+ Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/12/2022 về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023 nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP.
+ Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10/03/2023 về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2023. Chủ đề của Tháng hành động là “Đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới” với mục tiêu nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.
- Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này (Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023).
- Bộ Y tế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội thảo về “Giải pháp triển khai hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới” tại tỉnh Bắc Ninh (ngày 28/6/2023), thành phố Hồ Chí Minh (ngày 05/7/2023).
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo ban hành Kế hoạch đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 (Quyết định số 394/QĐ-BNN-CLCB ngày 01/2/2023); Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (Kế hoạch số 08/KH-QLCL ngày 08/01/2023); Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa trên các tuyến biên giới, vùng biển, địa bàn nội địa và qua cảng hàng không quốc tế (Kế hoạch số 50/KH-QLCL ngày 12/01/2023). Bộ cũng đã chỉ đạo tập trung nguồn lực đàm phán giải quyết các rào cản kỹ thuật về an toàn dịch bệnh, ATTP để mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản trong và ngoài nước1.
- Bộ Công Thương ban hành các văn bản2 chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý ATTP. Bộ Công Thương thường xuyên chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng, đặc biệt trong các đợt cao điểm về ATTP như Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023; Tháng hành động vì ATTP năm 2023... Do đó, công tác chỉ đạo điều hành đã góp phần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
- Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Kế hoạch số 169-KH/ĐUCA ngày 17/02/2023 và Chương trình hành động ngày 17/4/2023 thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư. Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 370/KH-BCA-C05 ngày 17/7/2023 để triển khai thực hiện Kế hoạch kèm theo Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác đảm bảo ATTP, tập trung vào các dịp cao điểm như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão, Tháng hành động vì ATTP, triển khai công tác hậu kiểm về ATTP trên địa bàn thành phố3. Trong Tháng hành động, 100% Ban Chỉ đạo liên ngành tuyến tỉnh, quận, huyện và 97,3% tuyến xã, phường đã chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch, Quyết định để chỉ đạo triển khai Tháng hành động tại địa phương.
b) Công tác xây dựng, ban hành các văn bản về ATTP
- Bộ Y tế đang triển khai xây dựng dự án Luật ATTP sửa đổi theo Kế hoạch số 1072/KH-BYT ngày 22/8/2022. Dự án Luật ATTP sửa đổi, bổ sung sẽ trình Chính phủ và dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 hoặc kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025. Hiện Bộ Y tế đang xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật ATTP và hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật ATTP sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ.
- Về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 25/3/2022; Bộ Y tế đã hoàn thiện Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ ngành và địa phương, hiện đang xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, dự kiến báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trong năm 2023-2024.
- Bộ Y tế chủ trì xây dựng và ban hành 01 Thông tư: Thông tư số 08/2023/TT-BYT ngày 14/4/2023 về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật (trong đó đã bãi bỏ Thông tư 31/2019/TT-BYT ngày 5/12/2019 về Quy định yêu cầu đối với sản phẩm sữa tươi trong chương trình sữa học đường).
- Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bộ Y tế đã gửi hồ sơ QCVN tới Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; tiếp tục phối hợp xây dựng QCVN đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Tiếp tục hoàn thiện Thông tư quy định việc thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
- Đối với quy định về mức giới hạn Etylen oxit trong thực phẩm, ngày 24/7/2023 Văn phòng Chính phủ đa có Công văn số 5591/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nói trên.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung hoàn thiện chính sách, cải cách hành chính: đã hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi đến năm 2030; hoàn thiện dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; tiếp tục hoàn thiện dự thảo 07 Thông tư liên quan đến ATTP.
- Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 trong đó bổ sung các quy định quản lý chặt chẽ hơn việc quảng cáo đối với thực phẩm trong hoạt động bán hàng đa cấp, không cho phép doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp sử dụng hình ảnh liên quan đến ngành y tế như bác sỹ, dược sỹ, bệnh nhân để cung cấp thông tin về thực phẩm khiến khách hàng hiểu lầm thực phẩm có tác dụng chữa bệnh. Các quy định này được Bộ Công Thương phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý ở địa phương thông qua các hội nghị tập huấn tổ chức ở các tỉnh thành phố trên toàn quốc.
(Danh mục văn bản đã ban hành chi tiết tại Phụ lục 1).
c) Công tác xây dựng và triển khai các chương trình, đề án bảo đảm ATTP
- Triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016 - 2020; ngày 21/9/2022, Bộ Y tế (Cục ATTP) đã làm việc với Ủy ban TƯ MTTQVN (Ban Phong trào) để thống nhất nội dung báo cáo tổng kết và đề xuất Chương trình phối hợp cho giai đoạn tiếp theo. Hiện Ủy ban TƯ MTTQVN (Ban Phong trào) đang tổng hợp dữ liệu.
- Triển khai Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CPHNDVN-HLHPNVN ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam:
+ Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN năm 2023 và hiện đã hoàn thiện đề cương, dự toán chi tiết triển khai Chương trình.
+ Bộ Công Thương tham dự Hội nghị sơ kết 02 năm chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN năm 2023 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm cơ sở nhỏ lẻ, hộ cá thể; xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với sản xuất để bán; thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm ATTP; phát huy vai trò, sự vào cuộc của các cấp hội và hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, vận động và giám sát việc bảo đảm ATTP.
+ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN (Kế hoạch 09-KH/BXH ngày 10/3/2023). Trung ương Hội tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Đề án “Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn sức khoẻ cộng đồng giai đoạn 2023- 2028” trình Chính phủ. Tổ chức cho các hội viên, nông dân ký cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo ATTP, đến nay cả nước đã có gần 7,1 triệu lượt hộ, hội viên nông dân đăng ký cam kết. Trung ương Hội xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt theo chuỗi giá trị gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La ... Tại các tỉnh, thành Hội tiếp tục hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo ATTP; đẩy mạnh xây dựng mô hình “nông nghiệp hữu cơ”, “nông nghiệp tuần hoàn”, “nông nghiệp sinh thái”; xây dựng mô hình “vườn chuẩn nông thôn mới” và nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn khác. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
+ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN gắn với Hội nghị BCH TW Hội LHPN Việt Nam nhằm đánh giá kết quả đạt được sau 02 năm triển khai, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, chia sẻ, trao đổi những cách làm hay, sáng tạo cũng như đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân trong việc tuân thủ các quy định về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn với sự tham gia của khoảng 200 đại biểu. Tại hội nghị, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp Hội tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng tham gia đảm bảo ATTP, đảm bảo phấn đấu thực hiện đạt 3 nhóm chỉ tiêu và 6 nội dung của Chương trình phối hợp.
- Về thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: ngày 25/5/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 85/NQ-CP về kết thúc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ Y tế đã có Công văn số 3741/BYT-ATTP ngày 19/6/2023 gửi UBND 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thực hiện Nghị quyết của Chính phủ.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 1384/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/04/2022) với các giải pháp toàn diện, căn cơ; ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2023. Chỉ đạo tổ chức triển khai các nội dung Đề án, Chương trình về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi giá trị cung ứng nông sản thực phẩm đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: tính đến nay đã có 2.510 chuỗi giá trị được thiết lập duy trì (tương đương cuối năm 2022) với sự tham gia của một số tập đoàn lớn (Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà ...); cả nước đã có 151.776 ha cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương với 13.552 doanh nghiệp được chứng nhận (tăng 280 cơ sở so với cùng kỳ năm 2022); diện tích nuôi trồng thủy sản là 20.890 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương với 987 cơ sở được chứng nhận (140 cơ sở so với cùng kỳ năm 2022); 4.080 trang trại và hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP (tăng 632 cơ sở so với cùng kỳ năm 2022); 9852 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên (tăng 2.379 sản phẩm so với cùng kỳ 2022) và đảm bảo tiêu chí tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ đúng các quy định về đảm bảo ATTP.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục duy trì triển khai nhiều đề án, chương trình, mô hình ATTP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Trong đó tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chương trình ATTP, cụ thể:
+ Thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai duy trì các chuyên đề dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, ATTP tuyến phố văn minh tại 30 quận, huyện, thị xã; triển khai duy trì 20 tuyến phố ATTP có kiểm soát tại 16 quận huyện; kiểm soát ATTP bữa cổ tập trung đông người tại 440 xã/phường của 20 quận huyện; triển khai mô hình Kiểm soát ATTP BATT cấp tiểu học tại 05 quận, 05 huyện với tổng số 215 trường. Tiếp tục triển khai Đề án “Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025”4; Chương trình phối hợp số 7237/CTPH-BNNPTNT-UBND ngày 23/10/2021 về “Đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản, giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2021 -2025”; duy trì và hỗ trợ phát triển 926 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố (tăng 22 tỉnh và 140 chuỗi so với giai đoạn 2015-2020); duy trì và phát triển 159 chuỗi liên kết ATTP từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ; tiếp tục duy trì “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm TP. Hà Nội”, đến nay đã cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 3.229 cơ sở, 13.176 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản; duy trì 49 mô hình áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trong sản xuất rau.
+ TP Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ký kết triển khai công tác phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm bảo đảm ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giai đoạn 2021-20255; tiếp tục triển khai Đề án “Quản lý,nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, gia cầm, trứng gia cầm” đã tiếp nhận và giải quyết 81 hồ sơ đăng ký tham gia Đề án với tổng sản lượng tham gia Đề án từ năm 2018 đến nay: heo thịt: 3.088.956 con/năm, gà thịt: 72.600.992 con/năm, trứng: 1.508.778.700 quả/năm. UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện mô hình chợ đảm bảo ATTP tại 24 chợ trên địa bàn đăng ký triển khai thực hiện mô hình.
- Về thí điểm mô hình Ban quản lý ATTP tại 3 tỉnh/thành phố (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh): Chính phủ cho phép tổ chức thí điểm mô hình Ban Quản lý ATTP tại 3 tỉnh/thành phố (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh), các Ban Quản lý ATTP đã và sắp kết thúc thời gian thí điểm. Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc thời gian thí điểm (ngày 01/04/2023); ngày 31/3/2023 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 01/4/2023 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình hoạt động chính thức của Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 333/QĐ-TTg). Ban Quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh chưa hết thời gian thí điểm, hiện đang tiếp tục triển khai (Ban Quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng đến hết ngày 26/8/2023, Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh đến hết ngày 24/01/2024 sẽ kết thúc thí điểm).
d) Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông
- Hoạt động tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, đặc biệt tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, mùa Hè, mùa bão lũ... Bộ Y tế đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Tháng hành động vì ATTP với chủ đề “Đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới”.
- Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị sản xuất xây dựng thông điệp tiếng và thông điệp hình với nội dung “Bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới” để đăng tải trên trang web của Bộ Y tế (Cục ATTP) và làm tài liệu tuyên truyền tại địa phương trong suốt thời gian diễn ra Tháng hành động đồng thời tuyên truyền trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Công tác truyền thông được Bộ Y tế triển khai tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng: Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đăng tin, bài về công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP trong dịp tết tại các địa phương, các bài tuyên truyền bảo đảm ATTP, lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn trong dịp Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội Xuân 2023 trong tình hình mới, tuyên truyền cảnh báo nguy cơ ATTP, cảnh báo các quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm, hướng dẫn người dân phân biệt quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí viết bài, đăng tin bài tuyên truyền trên các báo viết, tạp chí; tham gia các buổi Hội thảo chuyên đề ATTP và dinh dưỡng đúng cách đối với sức khỏe cộng đồng, mỗi Hội thảo hơn 300 người tham dự.
+ Tính từ ngày 01/01/2023 đến 31/8/2023, trên 12 đầu báo viết và một số đầu báo điện tử điểm thường xuyên trên 750 tin bài về thực phẩm, trong đó khoảng hơn 370 tin, bài về quản lý ATTP. Trang web của Bộ Y tế (Cục ATTP) hiện đã có hơn 215 triệu lượt truy cập trên trang điện tử http://vfa.gov.vn.
+ Trong 8 tháng đầu năm, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo tăng cường quản lý quảng cáo về thực phẩm chức năng: Trước đó ngày 10/3/2022, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh/thành phố trực thuộc TW đề nghị tăng cường xử lý các vi phạm về quảng cáo đặc biệt trên môi trường mạng xã hội. Sau Hội nghị, Bộ Y tế ban hành Công văn số 1504/ATTP-BYT ngày 25/3/2022 gửi các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Công an và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý nội dung này. Bộ Y tế (Cục ATTP) đã xử lý 25 hành vi vi phạm về quảng cáo với số tiền phạt là 1.040.000.000 đồng; đăng cảnh báo trên website Bộ Y tế (Cục ATTP) về các đường link có sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định về quảng cáo; chuyển Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử) 25 đường link trong đó có 3 đường link facebook quảng cáo vi phạm để xác định chủ thể, chuyển Bộ Công thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) 52 đường link (quảng cáo 30 sản phẩm) của một số sàn giao dịch thương mại điện tử, trang thương mại điện tử để xác minh, xử lý theo quy định. Đối với facebook, Bộ Y tế (Cục ATTP) chuyển các đường link vi phạm qua địa chỉ mail tien.tran@bowergroupasia.com (đầu mối liên lạc facebook tại Việt Nam) đề nghị xem xét tháo gỡ, đóng các quảng cáo vi phạm.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo toàn ngành tổ chức phổ biến văn bản QPPL, quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về chất lượng, ATTP tới người dân, doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay toàn ngành nông nghiệp đã tổ chức 3.887 hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn phổ biến quy định về đảm bảo ATTP; xây dựng và phát sóng hơn 14.000 lượt bản tin, bài trên đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo giấy, 9.379 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích; hơn 541.000 tờ gấp, tờ rơi, tờ dán, poster, sách, ấn phẩm truyền thông... Tiếp tục phối hợp với Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, Báo Nông thôn ngày nay, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV2) triển khai hoạt động truyền thông tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP và quảng bá nông lâm thủy sản an toàn. Kết quả đạt được tạo dư luận tốt trong xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như hiểu biết, niềm tin của người tiêu dùng trong lựa chọn và tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy sản được kiểm soát ATTP theo chuỗi đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được chứng nhận, xác nhận an toàn.
- Bộ Công Thương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật mới về ATTP; tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, áp dụng các công nghệ tiên tiến và kết quả nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao năng suất chất lượng, đảm bảo ATTP; tuyên truyền các gương điển hình, kinh nghiệm xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP ngành Công Thương; tuyên truyền phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn, khách quan công tác quản lý ATTP của các các cơ quan quản lý ATTP của ngành Công thương tại địa phương trong chuyên mục ATTP trên báo giấy và các trang thông tin điện tử: https://moit.gov.vn; https://congthuong.vn; https://tapchicongthuong.vn; https://khcncongthuong.vn.
- Bộ Công an (Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường Công an các địa phương) chủ động phối hợp với các ngành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan triển khai nhiều hoạt động truyền thông tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động về ATTP; tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức về ATTP trên địa bàn, cũng như thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
- Trong 8 tháng đầu năm 2023, Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục triển khai thông tin, tuyên truyền về bảo đảm ATTP trên tất cả các kênh sóng và nền tảng số, triển khai kịp thời nhiều giải pháp để thực hiện tốt Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 426/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống bản tin thời sự, chương trình tin tức được xác định là chủ lực thông tin tuyên truyền (các bản tin Thời sự tổng hợp, chương trình Tin tức hàng ngày...) trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam. Thống kê sơ bộ trên kênh VTV1, trong 8 tháng đầu năm 2023 Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện và phát sóng hơn 100 tin/phóng sự thông tin tuyên truyền về bảo đảm ATTP6. Trong hệ thống các chuyên mục, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã sản xuất nhiều số chuyên đề đề cập đến thực trạng vệ sinh, ATTP hiện nay, phổ biến kiến thức về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn và dinh dưỡng7...
- Đài Tiếng nói Việt Nam chủ động tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đảm bảo ATTP; tuyên truyền về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tien tiến (GMP, SSOP, HACCP, VietGAP...); xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ATTP...
- Trong 8 tháng đầu năm 2023, các cấp Hội phụ nữ chủ động phối hợp cùng với các ban, ngành cùng cấp tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan như Luật ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao nhận thức cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về tầm quan trọng của ATTP và hậu quả của việc sản xuất, cung cấp thực phẩm không an toàn, giới thiệu, kết nối, quảng bá sản phẩm địa phương với các hình thức đa dạng, sáng tạo. Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đối với các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản do phụ nữ tham gia quản lý, tiểu thương tại các điểm chợ đảm bảo vệ sinh ATTP trong mua bán kinh doanh. Củng cố, duy trì, thành lập, nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình, tổ phụ nữ về sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm an toàn, tổ chức chuỗi hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn tại một số tỉnh, thành phố.
- Các cấp Hội Nông dân xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp với các cấp, các ngành; triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân 2023, hưởng ứng Tháng tháng hành động vì ATTP. Xây dựng các tin bài về ATTP phát trên hệ thống loa phát thanh của xã, phường, thị trấn. Đăng các tin bài trên Website của Trung ương Hội và các tỉnh, thành phố; tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về ATTP thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ, hội; treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về ATTP tại các khu vực chợ và trên các tuyến đường giao thông nông thôn, các khu vực vui chơi giải trí và nơi công cộng8. Ngoài ra các cấp Hội còn tuyên truyền lồng ghép công tác ATTP trong các hội nghị, hội thảo, các chương trình, dự án truyền thông trực tiếp đến nông dân, sinh hoạt chi Hội, trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí; biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác đảm bảo ATTP. Đến nay 63/63 tỉnh, thành Hội đã phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi gắn với liên kết sản xuất đảm bảo ATTP”; phong trào “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng nông dân sản xuất, chế biến, tiêu dùng và bán ra thị trường các sản phẩm nông sản an toàn”. 6 tháng đầu năm 2023, các cấp Hội đã tổ chức hơn 120 lớp tập huấn về ATTP cho trên 14.400 lượt cán bộ, hội viên nông dân9; tổ chức 25.170 cuộc tuyên truyền về ATTP cho 1,3 triệu lượt cán bộ, hội viên nông dân; treo 52.990 băng zôn, khẩu hiệu, tuyên truyền các nội dung về đảm bảo ATTP tại các nơi công cộng và tại trụ sở của các cấp Hội; tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã, phường, thị trấn 15.000 lượt; xây dựng gần 800 cửa hàng nông sản an toàn.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt trong Tháng hành động, hoạt động tuyên truyền, tổ chức hội nghị triển khai, phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023” được các địa phương tổ chức, triển khai từ ngày 15/4/2023 đến ngày 15/5/2023 được diễn ra tại nhiều nơi. Tại tuyến tỉnh: 50/63 tỉnh (79,4% so với 65,1% của năm 2022) tổ chức Hội nghị phổ biến triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, một số nơi tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Tại tuyến huyện: 449/700 huyện (64,1% so với 49,9% của năm 2022) tổ chức Hội nghị phổ biến triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”. Tại tuyến xã/phường: 5186/10635 xã (48,76% so với 40,9% của năm 2022) tổ chức Hội nghị/ lễ phát động “Tháng hành động” năm 2023. Theo báo cáo của các tỉnh: tổng số tin, bài về chủ đề ATTP được phát sóng trên hệ thống phát thanh, truyền hình, báo viết của địa phương với số lượng 222.461 lượt tin, bài phát thanh, 1.584 tin bài truyền hình, 5.880 tin trên báo viết địa phương; so với năm 2022, tăng 6,8% lượt phát thanh, giảm 15,9% số tin, bài truyền hình và tăng 24,2% lượng bài trên các báo địa phương10; tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề với 699.852 người tham dự; tập huấn cho 192.334 người. So với năm 2022 số lượng người tham dự các buổi nói chuyện, hội thảo chuyên đề ATTP tăng 1,9 lần11, tập huấn tăng 1,75 lần12; treo 102.254 băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tăng 1,5 lần so với năm 2022 (68.370 cái); in và cấp phát 724.946 tờ rơi, tờ gấp, tăng 1,29 lần so với năm 2022 (562.344 tờ).
- Riêng tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về ATTP thường xuyên được chú trọng, tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng cũng như thông tin kịp thời, đầy đủ với nội dung tích cực, rõ ràng, chính xác, nhất quán và minh bạch các vấn đề về ATTP, đồng thời xử lý kịp thời các thông tin trái chiều, thiếu chính xác gây hoang mang cho cộng đồng 13.
(chi tiết tại Phụ lục 2).
Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông với nhiều hình thức phong phú đa dạng, kết hợp giữa tuyên truyền mang tính chất khuyến khích, hướng dẫn với tuyên truyền mang tính răn đe đã tạo chuyển biến tích cực trong thay đổi hành vi của người sản xuất, kinh doanh.
e) Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
- Công tác thanh, kiểm tra về ATTP được thực hiện theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, tập trung vào dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội xuân 2023 (Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 05/12/2022); Tháng hành động (Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 10/03/2023); hậu kiểm về ATTP (Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/12/2022).
- Trên cơ sở kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2023 (Quyết định số 332/QĐ-BYT ngày 10/3/2023).
+ Toàn Ngành Y tế (tại Trung ương và địa phương) đã kiểm tra 250.963 cơ sở, giảm 13,6 % so với cùng kỳ năm 2022, phát hiện 40.428 cơ sở vi phạm về ATTP chiếm 16,1% so với số cơ sở được kiểm tra, tăng 34,7% so với cùng kỳ 2022; đã xử lý 6.349 cơ sở (chiếm 15,7% số cơ sở vi phạm), tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó phạt tiền 6.062 cơ sở với số tiền phạt: 25,66 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2022 (52,546 tỷ đồng).
+ Ngoài các hình thức xử phạt chính, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: đình chỉ hoạt động 91 cơ sở; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm: 1.077 cơ sở; tiêu hủy 3.398 loại thực phẩm do không đảm bảo chất lượng ATTP (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...), chuyển cơ quan công an 02 vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm.
+ Kết quả kiểm nghiệm mẫu trong quá trình thanh tra, kiểm tra: toàn quốc đã thực hiện kiểm nghiệm 5.128 mẫu thực phẩm tại labo về các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, trong đó có 249 mẫu không đạt (chiếm 4,86%), tăng 2,97% so với cùng kỳ năm 2022. Một số chỉ tiêu không đạt chủ yếu: chất bảo quản, hàm lượng Protein, Lipit, vitamin... không đạt so với mức công bố; tổng số bào tử nấm men-mốc, Coliforms, E.coli, tổng vi sinh vật hiếu khí ... vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Số mẫu xét nghiệm nhanh là 53.528 mẫu, trong đó có 1.988 mẫu không đạt (chiếm 3,71%), giảm 8,02% so với cùng kỳ năm 2022. Các chỉ tiêu không đạt chủ yếu là test nhanh tinh bột trong dụng cụ bát đĩa; hàn the, focmon, phẩm màu...
- Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo chuyển mạnh từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; tăng cường phối hợp thanh tra liên ngành tại các địa phương. Từ đầu năm đến nay toàn Ngành nông nghiệp đã thực hiện thanh tra 13.123 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và nông lâm thủy sản, xử phạt 1.200 cơ sở, chiếm 9,14% (giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2022) với số tiền phạt 10,448 tỷ đồng. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã kịp thời hướng dẫn các cơ quan hữu quan của tỉnh Quảng Nam triển khai xử lý, khắc phục sự cố ATTP liên quan việc xảy ra một số vụ ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua ở Quảng Nam.
- Triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 và Tháng hành động vì ATTP năm 2023, từ đầu năm đến nay, Bộ Công thương chủ trì 04/12 đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP tại 08 Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An. Trong 8 tháng đầu năm số vụ kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường cả nước là 7.241 vụ, số vụ xử lý 4.759 vụ, số tiền xử phạt là 32,431 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu 23,327 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu liên quan đến kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa và các quy định chung về ATTP (điều kiện ATTP, tập huấn, sức khỏe...).
- Bộ Công an (Lực lượng Cảnh sát môi trường trên toàn quốc) cử cán bộ tham gia các đoàn liên ngành Trung ương và địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về ATTP, trong đó Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã tham gia 06 đoàn kiểm tra liên ngành trung ương về ATTP14; Lực lượng Cảnh sát môi trường đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 6.338 vụ (tăng 4,2% với cùng kỳ năm 2022) với 6.380 đối tượng vi phạm pháp luật về ATTP, trong đó 5.796 cá nhân và 584 tổ chức; khởi tố 29 vụ (tăng 8,66% với cùng kỳ năm 2022) với 21 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 5.966 vụ (tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022) với 5.503 cá nhân, 545 tổ chức, tổng tiền phạt vi phạm hành chính là 36,955 triệu đồng (tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2022) (số liệu thống kê đến ngày 31/8/2023).
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng tải và đưa tin về các vi phạm trong lĩnh vực ATTP, góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố tích cực phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tại địa phương xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; giám sát hội viên trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích trong trồng trọt; giám sát việc sử dụng các loại phẩm màu, chất phụ gia cho các loại thực phẩm chế biến sẵn... Khuyến khích hội viên, phụ nữ chủ động tham gia giám sát việc thực hiện các quy định về ATTP, phát hiện tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn đến cơ quan chức năng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Trung ương Hội Nông dân đã kết hợp tổ chức 03 cuộc kiểm tra giám sát ATTP tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định và TP Đà Nẵng. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tích cực tham gia đoàn giám sát liên ngành về ATTP tại 04 tỉnh.
- Thành phố Hà Nội thành lập hơn 800 đoàn thanh, kiểm tra với tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra, hậu kiểm: 71.557 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt 62.397 cơ sở chiếm tỷ lệ 87,2%, phát hiện 9.157 cơ sở vi phạm, phạt tiền 5.954 cơ sở với số tiền phạt là 18.247.300.000 đồng, 658 cơ sở bị hủy sản phẩm với tổng số 124 loại sản phẩm, 65 cơ sở bị đình chỉ, nhắc nhở tại chỗ 2.480 cơ sở.
- Thành phố Hồ Chí Minh thanh tra, kiểm tra 30.336 cơ sở, phát hiện 2.957 cơ sở vi phạm, xử phạt 1.105 cơ sở với tổng số tiền 14.228.423.000 đồng, tịch thu 13.200 kg đường cát, tiêu hủy 29.235 đơn vị sản phẩm và 4.557.594 kg sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng/không rõ nguồn gốc xuất xứ, chuyển cơ quan điều tra xử lý 07 cơ sở trong đó đã khởi tố 02 cơ sở, nhắc nhở 2.177 cơ sở chủ yếu kinh doanh thức ăn đường phố, đang tiếp tục xử lý 01 cơ sở; rà soát 11.750 sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các trang web kinh doanh, phát hiện 115 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm chuyển thanh tra theo dõi, xử lý theo quy định.
Công tác thanh tra, kiểm tra trong 8 tháng đầu năm 2023 được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng như Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Công an, Hải quan... Hầu hết các trường hợp vi phạm được phát hiện, xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng, giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn.
g) Công tác kiểm nghiệm, giám sát và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
- Đến nay, ngành Y tế đã có 06 Labo thuộc các Viện Trung ương15 và 63 phòng kiểm nghiệm thực phẩm cấp tỉnh được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (trong đó 62/63 tỉnh phòng kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Sở Y tế, 01/63 tỉnh phòng kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ).
- Về chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ QLNN về ATTP: tính đến nay Bộ Y tế đã chỉ định 48 cơ sở còn hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ định 35 cơ sở, Bộ Công thương đã chỉ định 19 cơ sở.
- Về giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và kiểm nghiệm mẫu phục vụ cho công tác quản lý ATTP:
+ Công tác giám sát ATTP tại Bộ Y tế: Bộ Y tế (Cục ATTP) nhận được báo cáo của 48 tỉnh/thành phố về kết quả triển khai 9 tháng đầu năm 2023 và một số địa phương đã xây dựng kế hoạch, dự kiến triển khai vào các tháng cuối năm 2023. Kết quả thực hiện giám sát đối với 23.024 sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn và phát hiện 243 sản phẩm không đạt (tỷ lệ 1,06%), trong đó vi phạm chỉ tiêu vi sinh chung với tỷ lệ 3% (77 mẫu không đạt/2.568 mẫu giám sát) và chỉ tiêu hóa học chung với tỉ lệ 0,66% (69 mẫu không đạt/10.537 mẫu giám sát) và đã tiến hành nhắc nhở các cơ sở có mẫu không đạt. Trường hợp vi phạm về ATTP liên quan đến các chỉ tiêu hóa học và vi sinh, các địa phương đã tiến hành xử lý theo đúng quy định.
+ Công tác giám sát ATTP nông lâm thủy sản tại Bộ Nông nghiệp và PTNT: Lũy kế 8 tháng năm 2023: Tỷ lệ mẫu thực phẩm NLTS được giám sát đạt yêu cầu ATTP đạt 97,8%, (tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2022). Đối với các mẫu giám sát ATTP vi phạm, các cơ quan đã cảnh báo và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định; Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh NLTS được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP đạt 99,5%, (giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2022); Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh NLTS ký cam kết tuân thủ quy định ATTP đạt 89%, (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2022).
+ Về giám sát thực phẩm nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ Y tế, tính đến 31/8/2023: có 20.704 lô hàng đăng ký kiểm tra (20.701 lô hàng kiểm tra theo phương thức kiểm tra thường với 51.022 mặt hàng, 03 lô kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt), 100% kết quả kiểm tra đạt. 100% lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương được kiểm tra về ATTP.
+ Hoạt động kiểm tra ATTP xuất nhập khẩu tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
* Hàng hóa có nguồn gốc thực vật: đã có 47 nước chính thức được cấp phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.
* Hàng hóa có nguồn gốc động vật:
(1) Kiểm dịch nhập khẩu: Động vật trên cạn 1,45 triệu con, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2022 (2,3 triệu con); động vật thủy sản 111,1 triệu con, tăng 0,6 % so với cùng kỳ năm 2022 (110,4 triệu con); Sản phẩm động vật trên cạn làm thực phẩm đạt 372,72 tấn, tăng 3,9 % so với cùng kỳ năm 2022 (358,74 tấn); sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm đạt 70,3 nghìn tấn, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2022 (89,8 nghìn tấn);
(2) Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật trên cạn làm giống xuất khẩu đạt 130 nghìn con, giảm 2,63 lần so với cùng kỳ năm 2022 (343 nghìn con). Động vật thủy sản làm giống nuôi thương phẩm xuất khẩu đạt 23,04 triệu con, tăng 41,47% so với cùng kỳ năm 2022 (16,2 triệu con); Sản phẩm động vật trên cạn: Làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đạt 128,02 nghìn tấn, giảm 16,68% so với cùng kỳ năm 2022 (153,65 nghìn tấn); Làm thực phẩm đạt 26,5 nghìn tấn, tăng 17,84 % so với cùng kỳ năm 2022 (22,5 nghìn tấn).
+ Trong 8 tháng đầu năm 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã kiểm tra nhà nước về ATTP 5.998 số mặt hàng, giảm 32,72% so với cùng kỳ năm 2022 (8.915 số mặt hàng), số lô hàng được kiểm tra năm 2023 là 2.343, giảm 19,43% so với cùng kỳ năm 2022 (2.908 lô hàng).
h) Công tác phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm
- Các Bộ đã phối hợp chặt chẽ với địa phương để quản lý, xử lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; hướng dẫn địa phương triển khai giám sát chủ động các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong thời gian cao điểm như Tết Nguyên đán, các ngày lễ hội, mùa Hè, mùa bão lũ..., tổ chức các đoàn liên ngành trung ương kiểm tra tình hình triển khai công tác phòng chống NĐTP, bảo đảm ATTP tại các địa phương.
- Công tác bảo đảm ATTP trong các dịp lễ, sự kiện lớn cũng được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Bộ Y tế chỉ đạo Cục An toàn thực phẩm phối hợp với các địa phương nơi tổ chức sự kiện tiến hành đồng bộ các giải pháp bảo đảm ATTP cho các đại biểu tham dự tại 09 hội nghị16.
- Về tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP), trong 8 tháng năm 2023 (từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/8/2023), toàn quốc ghi nhận 94 vụ NĐTP làm 1.225 người mắc và 20 trường hợp tử vong, đáng chú ý xuất hiện ngộ độc do Clostridium Botulinum là loại độc tố rất hiếm gặp trước đây. So sánh với cùng kỳ năm 2022, số vụ tăng 49 vụ (108,9%), số mắc tăng 620 người (102,5%), số tử vong giảm 01 người (4,8%)
- Nguyên nhân các trường hợp tử vong: 07 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, 01 trường hợp tử vong do độc tố tự nhiên trong cóc, 02 trường hợp tử vong do độc tố tự nhiên trong cá nóc, 06 trường hợp tử vong do độc tố tự nhiên trong nấm, 02 trường hợp tử vong do độc tố vi khuẩn Clostridium Botulinum, 02 trường hợp tử vong chưa xác định rõ nguyên nhân.
- Tình hình NĐTP đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ, số mắc so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân một phần do năm 2022 là thời điểm vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID, để đảm bảo phòng chống dịch thì các hoạt động ăn uống tập trung đông người tại bếp ăn tập thể, đám cưới/giỗ/liên hoan, nhà hàng, thức ăn đường phố đều bị hạn chế, dẫn đến kết quả ngộ độc thực phẩm tại các loại hình này cũng ít hơn so với mức trung bình hàng năm; tuy nhiên đến năm 2023 do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tăng mạnh trở lại nên NĐTP tại bếp ăn gia đình, NĐTP tại bếp ăn tập thể, NĐTP tại nhà hàng/khách sạn, NĐTP tại đám cưới/giỗ/liên hoan tăng cả về số vụ, số mắc.
(chi tiết tại Phụ lục 3)
a) Kết quả đạt được:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai theo hướng tập trung vào những vụ việc cụ thể hạn chế dàn trải; từ Trung ương đến địa phương có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, với việc đẩy mạnh, tăng cường về số lượng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thực hiện thường xuyên liên tục đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các tổ chức, cá nhân đảm bảo ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc kết hợp giữa tuyên truyền mang tính chất khuyến khích, hướng dẫn với tuyên truyền mang tính răn đe đã phát huy hiệu quả công tác truyền thông về ATTP.
- Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất ngày càng được nâng lên do đó trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm việc sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục đã giảm; nguyên liệu đưa vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm ngày càng được đảm bảo về ATTP. Việc kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc đã giảm so với trước.
- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các siêu thị, trung tâm thương mại đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo ATTP như thực hiện các quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, khám sức khỏe cho người lao động, cập nhật kiến thức ATTP, sắp xếp, bảo quản hàng hóa.
- Công tác phòng chống NĐTP được triển khai quyết liệt và đồng bộ, đảm bảo ATTP tại các sự kiện, hội nghị lớn của quốc gia, không để có sự cố về ATTP đối với các sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế tại Việt Nam.
b) Tồn tại, hạn chế:
- Còn có một số vấn đề bất cập theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (chi tiết tại Phụ lục số 4):
+ Phương thức quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm và sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tự công bố mà không cần có ý kiến của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, một bộ phận doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế này để thực hiện không đúng quy định, không gửi hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý địa phương, công bố không đúng, không đầy đủ, thậm chí không công bố sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh, dẫn đến nhiều sản phẩm không được hậu kiểm và nguy cơ sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn. Thậm chí, một số phụ gia thực phẩm tự công bố khi nhập khẩu về kinh doanh không đúng dẫn đến lạm dụng, sử dụng sai mục đích có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội (Khí cười - N2O, Cafein...). Không có quy định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký bản công bố, tự công bố.
+ Thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị cần thiết, thiếu kinh phí nên hoạt động hậu kiểm của cơ quan quản lý chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, chưa sát thực tế; hiệu quả, hiệu lực hoạt động bị hạn chế, nhất là trong bối cảnh lượng sản phẩm tự công bố quá lớn và càng ngày càng phong phú (Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có gần 200.000 sản phẩm tự công bố).
+ Trên thực tế, còn có tình trạng nhiều doanh nghiệp không tồn tại tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký (do đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, chuyển địa điểm khác mà không thông báo cho cơ quan quản lý) đã gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, hậu kiểm (riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý ATTP TP HCM đã đi kiểm tra 19 công ty có thực hiện tự công bố phụ gia thực phẩm N2O, trong số 19 công ty này thì có 14 công ty không hoạt động tại địa chỉ ghi trên Bản tự công bố và không liên hệ được với người đại diện pháp luật của công ty hoặc không sản xuất kinh doanh tại địa chỉ đó).
- Vi phạm về quảng cáo trên mạng xã hội, cắt ghép hình ảnh của các cơ sở, tổ chức để quảng cáo sai quy định của pháp luật.
- Năng lực phân tích các hóa chất, thành phần trong thực phẩm của các đơn vị phân tích còn hạn chế, các đơn vị này chỉ phân tích các chất (thành phần) theo chỉ định của Bộ quản lý nhưng trong thực tế các cơ sở sử dụng các hoạt chất khác thì không có cơ sở pháp lý (phiếu phân tích) để xử lý; hiện tại còn thiếu các Quy chuẩn quốc gia về các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng chế biến từ nông sản nên thiếu cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp sản xuất thực phẩm giả về chất lượng17.
- Công tác tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có kho, bãi (kho lạnh) để bảo quản nên khó khăn trong việc bảo quản, xử lý tang vật vi phạm, nhất là tạm giữ tang vật là hàng thực phẩm đông lạnh, sản phẩm gia súc, gia cầm, thủy, hải sản, thực phẩm tươi sống...18.
- Công tác quản lý ATTP ở phường, xã, thị trấn còn gặp nhiều hạn chế, do nhân sự phụ trách về công tác ATTP chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính về ATTP ở phường - xã, thị trấn chưa cao19. Không có cán bộ chuyên trách ATTP nằm trong chức danh công chức xã, phường, thị trấn20.
- Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động vì vậy khó khăn trong công tác quản lý21.
- Việc nhập khẩu, sản xuất vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, vận chuyển thực phẩm bẩn còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương22.
- Việc kinh doanh trực tuyến, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội.
- Quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP trên môi trường internet, thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc truy xuất các giao dịch trực tuyến, truy xuất nguồn gốc thực phẩm23.
- Việc kết nối sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn vẫn gặp nhiều khó khăn do người tiêu dùng thiếu niềm tin vào sản phẩm nông sản an toàn, kênh phân phối sản phẩm nông sản an toàn còn ít, yếu, thiếu sức cạnh tranh, số lượng nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn còn hạn chế; cơ sở hạ tầng từ sản xuất đến sơ chế còn thiếu...24.
- Kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo ATTP (đặc biệt là các động vật mang dịch bệnh, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sức khoẻ, môi sinh, môi trường...); tiêu hủy thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng sau thanh tra, kiểm tra còn thiếu gây ra nhiều khó khăn cho công tác tiêu hủy, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm25.
- Việc kiểm tra, giám sát trong sản xuất, tiêu thụ nông sản chưa được thường xuyên liên tục, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn do số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên toàn quốc rất lớn, phần lớn là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ quy mô cá nhân, hộ gia đình, hạn chế đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến nên khó kiểm soát26.
- Việc công khai các tổ chức cá nhân vi phạm về ATTP trên các trang thông tin truyền thông của các địa phương vẫn còn hạn chế.
- Tình hình NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, trường học, ngộ độc rượu diễn biến vẫn còn phức tạp; xuất hiện ngộ độc do Clostridium Botulinum là loại độc tố hiếm gặp trước đây.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2023
1. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý ATTP, rà soát xây dựng dự án Luật ATTP (sửa đổi); tiếp tục tổng hợp kiến nghị, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì cùng các Bộ, ngành xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP bảo đảm quản lý chặt, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý đồng thời vẫn đảm bảo thông thoáng cho doanh nghiệp.
2. Triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; Hướng dẫn số 82-HD/BTGTW ngày 02/12/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW và Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW.
3. Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trường học, ngộ độc rượu, ngộ độc do Clostridium Botulinum.
4. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất thực phẩm an toàn, tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, hướng tới việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn như thực phẩm xuất khẩu đối với thực phẩm tiêu dùng trong nước, trước hết là tại các đô thị lớn.
5. Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống Labo kiểm nghiệm ATTP, tăng cường công tác hậu kiểm chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường.
6. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về ATTP, các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn; chú trọng đến đối tượng là hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; tiếp tục phối hợp và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và đoàn thể các cấp trong vận động, giám sát thực hiện ATTP.
7. Tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là cấp cơ sở; đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm.
8. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Các lực lượng chức năng như công an, quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, giám sát, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, nhất là tại các địa bàn, tuyến trọng điểm.
9. Tăng cường công tác thanh tra, quản lý chặt chẽ việc quảng cáo kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
10. Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin về ATTP, trước hết là trong nội bộ các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, tạo công cụ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ cộng đồng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên thị trường.
1. Đối với Chính phủ (xin ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà):
Trên cơ sở kiến nghị của các bộ, ngành và địa phương; Chính phủ cho phép tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP để đáp ứng tình hình thực tế hiện nay, giải quyết được những bất cập đã báo cáo ở trên.
2. Đối với các bộ:
- Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý nhà nước về ATTP ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP nhất là tuyến quản lý trực tiếp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, nhất là các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nông nghiệp, các cơ sở chế biến thực phẩm tại các làng nghề, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố...27.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế rà soát, bổ sung ban hành danh mục, chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm thực phẩm nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm28.
- Bộ Công thương tăng cường công tác kiểm soát thực phẩm giả, hàng nhái, hàng xách tay, thương mại điện tử, hàng lậu trên thị trường.
- Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp từ Trung ương đến cấp xã/phường dành thời lượng thích đáng, thời gian phát sóng phù hợp để phổ biến kiến thức, tuyên truyền chính sách, pháp luật về ATTP. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng giám sát và quản lý chặt chẽ việc quảng cáo thực phẩm nhất là thực phẩm chức năng của các đơn vị phát hành quảng cáo. Xử lý các trang thông tin điện tử, mạng xã hội... vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng. Nghiên cứu kiểm soát tổng đài điện thoại được thiết lập giả danh bác sỹ, dược sỹ để tư vấn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
+ Tăng cường tuyên truyền phổ biến về sự nguy hiểm của thực phẩm có nguy cơ chứa tiền chất, khuyến cáo người dân, đặc biệt là giới trẻ không sử dụng thực phẩm, đồ uống không có nhãn mác, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường khuyến cáo các học sinh các cấp và sinh viên không sử dụng thực phẩm đồ uống không có nhãn mác, không có nhãn phụ bằng Tiếng việt, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đặc biệt tiền chất ma túy trong thực phẩm, khi có nghi ngờ báo cáo ngay với nhà trường, cơ quan chức năng.
- Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc điển hình về việc đưa chất gây nghiện vào một số loại thực phẩm, đồ uống.
- Bộ Tài chính:
+ Chỉ đạo các lực lượng hải quan tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống nhập lậu thực phẩm qua biên giới.
+ Bố trí kinh phí triển khai Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025”29.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Bố trí nguồn lực triển khai công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình đảm bảo ATTP tại địa phương30.
- Tập trung tăng cường năng lực cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo đảm ATTP theo quy định, đặc biệt theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bố trí nguồn kinh phí cho cơ quan chức năng tại địa phương để phục vụ công tác tuyên truyền, lấy mẫu, kiểm nghiệm và tiêu hủy thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, chất phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không đảm bảo ATTP31.
Bộ Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm) kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾT
QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA LÃNH ĐẠO CHÍNH PHỦ TẠI CÔNG VĂN SỐ
394/VPCP-KGVX NGÀY 30/12/2022
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
a) Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm ATTP theo đúng quy định, nhất là trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2023:
- Bộ Y tế: Nhằm tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước ATTP, hàng năm Bộ Y tế - Thường trực Ban Chỉ đạo ngành Trung ương ATTP đã ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão, mùa lễ hội năm 2023, ban hành các kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP, giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác bảo đảm ATTP theo trách nhiệm được phân công32. Trong quá trình triển khai kế hoạch, từ trung ương đến địa phương đều thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm ATTP theo đúng quy định, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP.
Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023, tại Trung ương và địa phương đã thành lập 9.158 đoàn thanh tra, kiểm tra ngành và chuyên ngành ATTP, tập trung kiểm tra những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và trong các Lễ hội như: các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v.... Kết quả triển khai trên toàn quốc đã kiểm tra được 69.875 cơ sở, phát hiện 5.649 cơ sở vi phạm về ATTP; đã xử lý 1.931 cơ sở (chiếm 34,18% số cơ sở vi phạm), trong đó phạt tiền 1.835 cơ sở (chiếm 32,48%) với số tiền phạt: 6.676.344.920 đồng. Ngoài các hình thức xử phạt chính, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Đình chỉ hoạt động: 47 cơ sở; số cơ sở có nhãn phải khắc phục 08; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm: 152 cơ sở; tiêu hủy 2.996 loại thực phẩm do không đảm bảo chất lượng ATTP (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử…).
- Bộ Nông nghiệp và PTNT: đã ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (Kế hoạch số 08/KH-QLCL ngày 08/01/2023); Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa trên các tuyến biên giới, vùng biển, địa bàn nội địa và qua cảng hàng không quốc tế (Kế hoạch số 50/KH-QLCL ngày 12/01/2023); Kế hoạch đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023 (Quyết định số 394/QĐ-BNN-CLCB ngày 01/2/2023); Công văn hướng dẫn thực hiện Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023 (Công văn số 1165/BNN-CLCB ngày 01/3/2023).
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) đã chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai 02 Đoàn kiểm tra ngành: Đoàn liên ngành số 04 kiểm tra công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lễ hội Xuân 2023 tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định; Đoàn liên ngành số 03 kiểm tra ATTP trong Tháng hành động ATTP năm 2023 tại An Giang, Đồng Tháp. Kết thúc đợt kiểm tra, các Đoàn đã có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP; kiểm tra thực tế các cơ sở trong chuỗi cung cấp nông thủy sản lớn của TP.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và làm việc với các cơ quan liên quan tại địa phương để nghe báo cáo công tác chuẩn bị nguồn cung nông thủy sản cho dịp Tết Nguyên đán.
- Bộ Công thương: Triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo ngành Trung ương về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 và Tháng hành động vì ATTP năm 2023, từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Công Thương đã chủ trì 04/12 đoàn Kiểm tra ngành Trung ương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP tại 08 Ban Chỉ đạo ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An. Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng hợp từ báo cáo các Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố; lực lượng QLTT đã kiểm tra 3.156 vụ, xử lý 2.594 vụ việc phạm về ATTP; xử phạt 12,458 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm: 15,486 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu liên quan đến kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa và các quy định chung về ATTP (điều kiện ATTP, tập huấn, sức khoẻ...).
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết Dương lịch,Tết Nguyên đán Quý Mão, mùa lễ hội năm 2023 trên địa bàn thành phố. Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, các địa phương đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và triển khai kịp thời nghiêm túc có sự tham gia phối hợp của các ngành chức năng các cấp từ tỉnh, huyện đến xã, phường33. Các địa phương đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài, truyền thanh của Trung ương và địa phương thực hiện các chương trình truyền thông về ATTP trước, trong và sau Tết Nguyên đán, mùa lễ hội. Kết quả triển khai công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch,Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023 của địa phương đã được Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo 558/BC-BCĐTƯATTP ngày 26/4/2023).
b) Đẩy mạnh việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành đối với sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
Thực hiện Quyết định số 1661/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế, ngày 09/01/2022 Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 52/QĐ-BYT). Triển khai kế hoạch trên Bộ Y tế (Cục ATTP) đã tiến hành rà soát, đơn giản hóa 02 thủ tục thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính (Thủ tục thẩm định hồ sơ đăng ký chỉ định; gia hạn chỉ định; thay đổi, bổ sung phạm vi chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước) thực hiện theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước) dự kiến đưa nội dung sửa đổi vào Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Về việc nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 về danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu, theo đó đã cắt giảm 50,4% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành do Bộ Y tế quản lý. Hiện tại, đã hết dư địa để cắt giảm trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành đối với sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 371/QĐ-BNN-QLCL ngày 19/01/2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (thủ tục hành chính của Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT).
c) Tiếp tục có cơ chế, chương trình, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy, khuyến khích đưa các sản phẩm thực phẩm an toàn, hữu cơ vào các chuỗi cung ứng
Tổ chức triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2023: Nông nghiệp và PTNT đã giao các cơ quan thuộc Bộ xây dựng đề xuất chi tiết kế hoạch tổ chức Họp nhóm công tác ASEAN về nông nghiệp hữu cơ; triển khai đề cương kế hoạch các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1185/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 29/3/2023. Hiện Bộ đang tổ chức lấy ý kiến các địa phương góp ý dự thảo Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ trình Chính phủ theo Phiếu báo của Văn phòng Chính phủ (Công văn số 3129/BNN-CCPT ngày 16/5/2023).
d) Kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp, đề ra chỉ tiêu, vận động các đoàn thể vào cuộc để xử lý có hiệu quả việc bảo đảm ATTP trong hoạt động giết mổ, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ
Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”;
e) Tiếp tục chấn chỉnh, siết chặt hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội.
Trong 8 tháng đầu năm, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo tăng cường quản lý quảng cáo về thực phẩm chức năng: Trước đó ngày 10/3/2022, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh/thành phố trực thuộc TW đề nghị tăng cường xử lý các vi phạm về quảng cáo đặc biệt trên môi trường mạng xã hội. Sau Hội nghị, Bộ Y tế đã có Công văn số 1504/ATTP-BYT ngày 25/3/2022 gửi các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch,Kế hoạch và Đầu tư, Công an và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý nội dung này.
Bộ Y tế (Cục ATTP) đã xử lý 25 hành vi vi phạm về quảng cáo với số tiền phạt là 1.040.000.000 đồng; đăng cảnh báo trên website Bộ Y tế (Cục ATTP) về các đường link có sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định về quảng cáo; chuyển Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử) 25 đường link trong đó có 3 đường link facebook quảng cáo vi phạm để xác định chủ thể, chuyển Bộ Công thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) 52 đường link (quảng cáo 30 sản phẩm) của một số sàn giao dịch thương mại điện tử, trang thương mại điện tử để xác minh, xử lý theo quy định. Đối với facebook, Bộ Y tế (Cục ATTP) đã chuyển các đường link vi phạm qua địa chỉ mail tien.tran@bowergroupasia.com (đầu mối liên lạc facebook tại Việt Nam) đề nghị xem xét tháo gỡ, đóng các quảng cáo vi phạm.
2. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Tiếp tục chủ động phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, giám sát thực hiện ATTP giai đoạn 2016-2020.
Bộ Y tế đã làm việc với Ủy ban TƯ MTTQVN (Ban Thường trực và Ban Phong trào) để thống nhất nội dung báo cáo tổng kết của hệ thống MTTQ và định hướng Chương trình phối hợp cho giai đoạn tiếp theo. Hiện Ủy ban TƯ MTTQVN đang tiếp tục tổng hợp dữ liệu.
b) Sơ kết Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Hội Nông dân Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên tinh thần củng cố các kết quả phối hợp đã đạt được và triển khai, phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đều có đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phối hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát, xác định rõ nhiệm vụ, kết quả, dự toán kinh phí và phối hợp Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp kinh phí, bảo đảm điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện các Chương trình phối hợp theo quy định
Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam rà soát, thống nhất kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp số 01/CTPH-VPCP-HNDVN-HLHPNVN hàng năm và bố trí kinh phí để 2 Hội triển khai các hoạt động đã thống nhất theo kế hoạch. Cụ thể, năm 2023 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bố trí 500 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp Y tế (cấp cho Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) để thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN.
Bộ Y tế đã tổ chức họp với các Bộ, Ngành liên quan và đã có văn bản hướng dẫn thống nhất các địa phương chủ động triển khai cập nhật thông tin trong phạm vi quản lý, trước ngày 30/10/2023 báo cáo kết quả thực hiện theo từng ngành gửi Bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp báo cáo (Công văn số 2776/BYT-ATTP ngày 10/5/2023 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai hệ thống thông tin về ATTP).
Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 787/BYT-ATTP ngày 20/2/2023 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường biện pháp bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể.
Ngày 03/3/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số BCT thành lập tổ soạn thảo Thông tư xây dựng nội dung hướng dẫn, quản lý nhận diện cồn công nghiệp, góp phần phòng tránh nguy cơ ngộ độc từ rượu được pha chế từ cồn công nghiệp. Đến thời điểm hiện nay, dự thảo đã được lấy ý kiến chính thức bằng văn bản tới các cơ quan đơn vị và đăng tải trên website văn phòng TBT, cổng thông tin điện tử Chính phủ, cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã cho phép tổ chức thí điểm mô hình Ban Quản lý ATTP tại 3 tỉnh/thành phố (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh), các Ban Quản lý ATTP đã và sắp kết thúc thời gian thí điểm. Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc thời gian thí điểm (ngày 01/04/2023), do đó ngày 31/3/2023 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 01/4/2023 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình hoạt động chính thức của Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 333/QĐ-TTg). Ban Quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh chưa hết thời gian thí điểm, hiện đang tiếp tục triển khai (Ban Quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng đến hết ngày 26/8/2023, Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh đến hết ngày 24/01/2024 sẽ kết thúc thí điểm).
Tại các địa phương việc chấp hành pháp luật về bảo đảm ATTP tại các BATT trên địa bàn và tại các chợ, siêu thị đã được đẩy mạnh, các địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai các biện pháp chuyên môn đảm bảo ATTP tại BATT, chợ, siêu thị; triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát truy suất nguồn gốc thực phẩm, đánh giá việc thực hiện các quy định về ATTP của các cơ sở. Ngoài giám sát chủ động, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã lấy mẫu xét nghiệm để cảnh báo đối với sản phẩm, thực phẩm có dấu hiệu không an toàn: theo báo cáo của 63 tỉnh thành phố ghi nhận trong các tháng đầu năm 2023, toàn quốc đã thực hiện kiểm nghiệm 5.128 mẫu thực phẩm tại labo về các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, trong đó có 249 mẫu không đạt, chiếm 4,86%. Một số chỉ tiêu không đạt chủ yếu: chất bảo quản, hàm lượng Protein, Lipit, VTM không đạt so với mức công bố… tổng số bào tử nấm men-mốc, Coliforms, E.coli, tổng sinh vật hiếu khí… vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Số mẫu xét nghiệm nhanh là 53.528 mẫu, trong đó có 1.988 mẫu không đạt (chiếm 3,71%). Các chỉ tiêu không đạt chủ yếu là test nhanh tinh bột trong dụng cụ bát đĩa; hàn the, focmon, phẩm màu...
Riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong đã triển khai nhiều hoạt động bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể và tại các chợ, siêu thị, cụ thể:
- Tại thành phố Hà Nội: đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho chủ cơ sở lãnh đạo quản lý, người tham gia chế biến 4 thực phẩm với tổng số 92 lớp/5.800 lượt người tham dự. Hướng dẫn các BATT các tài liệu quy định về ATTP và các cơ sở tự tổ chức lồng ghép tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt công ty, nhà trường, cơ quan xí nghiệp. 100% các BATT đều ký cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP/Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ATTP tại BATT tổng số cơ sở có BATT được thanh, kiểm tra, giám sát điều kiện ATTP là 2.579 cơ sở. Trong đó có: 22 cơ sở BATT không đạt điều kiện ATTP và xử lý vi phạm với số tiền phạt: 153.000.000 đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu điều kiện không đảm bảo ATTP như trần, nền xuống cấp, cống hở, ứ đọng rác thải, không có hệ thống chống côn trùng và gây hại, không có dụng cụ riêng bảo quản thực phẩm sống và chín, thực hiện lưu mẫu thức ăn chưa đúng quy định, người tham gia chế biến thực phẩm thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân chưa đúng quy định. Hầu hết các BATT có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoặc Bản cam kết đảm bảo ATTP, có hợp đồng nguồn gốc thực phẩm. 100% bếp ăn tập thể sử dụng nguồn nước đảm bảo ATTP, bên cạnh đó còn có một số BATT có điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp (tường khu vực bếp 1 số chỗ bong tróc, khu vực bếp sắp xếp lộn xộn, chưa có hệ thống lưới chống chuột, côn trùng và động vật gây hại, chưa xuất trình hồ sơ nguồn gốc thực phẩm, chưa xuất trình giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, bản cam kết ATTP). Triển khai Quyết định 4727/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 về việc phê duyệt Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022- 2025”, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành các Kế hoạch và văn bản hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Đề án. Kết quả rà soát, theo dõi, trên địa bàn Thành phố có 17.344 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ thuộc đối tượng của Đề án (trong đó 13.927 cơ sở lĩnh vực Nông nghiệp, 1.255 cơ sở lĩnh vực Công Thương, 2. 172 cơ sở lĩnh vực Y tế). Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn và cấp biển nhận diện cho 1.190 cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ đáp ứng điều kiện theo quy định tại Đề án. Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 1268/KH-SCT ngày 24/3/2023 về triển khai công tác quản lý nhà nước về siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố năm 2023 trong đó có nội dung kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về ATTP (dự kiến kiểm tra đối với 04 trung tâm thương mại có cơ sở kinh doanh thực phẩm, 07 siêu thị kinh doanh tổng hợp có thực phẩm).
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: đã thực hiện kiểm tra theo chuyên đề tại 175 cơ sở bếp ăn tập thể, căng tin trường học, đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, 551 cơ sở trong các chợ đầu mối nông sản thực phẩm, 696 siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kênh phân phối hiện đại nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân Thành phố.
Bộ Y tế (Cục ATTP) đã ban hành Công văn số 190/ATTP-KN ngày 03/02/2023 gửi Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh; Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Bình Thuận và Chi cục ATVSTP tỉnh, thành phố trực thuộc TW hướng dẫn sử dụng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm.
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH TRONG 8 THÁNG ĐẦU NĂM
2023
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
TT |
Số hiệu văn bản |
Tên văn bản |
Ngày ban hành |
I |
Nghị định |
||
1 |
18/2023/NĐ-CP |
Nghị định của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. |
28/4/2023 |
II |
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế |
||
2 |
08/2023/TT-BYT |
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật (trong đó đã bãi bỏ Thông tư 31/2019/TT-BYT ngày 5/12/2019 Quy định yêu cầu đối với sản phẩm sữa tươi trong chương trình sữa học đường). |
14/4/2023 |
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
I/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH Y TẾ
Bảng 1: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
TT |
Hoạt động |
Tin bài/Ảnh |
1 |
Tuyên truyền trên truyền hình |
1.584 |
2 |
Tuyên truyền trên Đài Phát thanh |
222.461 |
3 |
Tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang web |
5.880 |
Bảng 2: Sản xuất tài liệu truyền thông
TT |
Hoạt động |
Số lượng (tờ/chiếc) |
1 |
Tờ gấp, tờ rơi, tờ dán, áp phích, sách |
724.946 |
2 |
Băng rôn, khẩu hiệu, áp phích |
102.254 |
Bảng 3: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện
TT |
Hoạt động |
Số lượng người tham dự |
1 |
Hội nghị /hội thảo |
699.852 |
2 |
Tập huấn |
192.334 |
II/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Bảng 1: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện
TT |
Hoạt động |
Số lượng (số buổi/ số lớp) |
Số lượng lượt người tham dự |
1 |
Hội nghị /hội thảo, tập huấn |
3.887 |
55.924 |
Bảng 2: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
TT |
Hoạt động |
Tọa đàm, tiểu phẩm |
Phóng sự |
Chương trình |
Tổng cộng |
1 |
Tuyên truyền trên truyền hình |
14.000 |
14.000 |
||
2 |
Tuyên truyền trên Đài Phát thanh |
||||
3 |
Tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang web |
Bảng 3: Sản xuất tài liệu truyền thông
TT |
Hoạt động |
Số lượng |
1 |
Poster, pano, áp phích |
9.379 |
2 |
Băng rôn,khẩu hiệu |
|
3 |
Tờ gấp, tờ rơi |
541.000 |
III/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CẤP HỘI HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Bảng 1: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện
TT |
Hoạt động |
Số lượng (buổi) |
Số lượt người tham dự |
1 |
Tập huấn |
120 |
14.400 |
2 |
Nói chuyện |
25.170 |
1.300.000 |
Bảng 2: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
TT |
Hoạt động |
Số lượng |
1 |
Tin bài tuyên truyền trên loa phát thanh xã, phường... |
15.000 lượt |
2 |
Tờ rơi, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu... |
52.990 |
3 |
Số cửa hàng nông sản an toàn do hội xây dựng và phối hợp xây dựng |
800 cửa hàng |
IV/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CẤP HỘI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
STT |
Tên hoạt động |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Nói chuyện/Hội thảo |
11.692 cuộc |
456.429 lượt người |
2 |
Tập huấn |
579 cuộc |
35.322 người |
3 |
Cuộc thi |
145 cuộc |
1.868 lượt người |
4 |
In tài liệu, sách, sổ tay |
36.967 |
|
5 |
Băng rôn, khẩu hiệu |
7.273 |
|
6 |
Tranh áp - phích |
1.708 |
|
7 |
Tờ gấp |
124.858 |
|
8 |
Hoạt động khác + Phát thanh loa, đài; truyền hình + Tin bài trên trang thông tin + Phối hợp tổ chức truyền thông/ sinh hoạt chi hội |
2.496 lượt tin 2.755 tin bài 4.162 cuộc |
248.613 lượt người |
(số liệu báo cáo của Hội LHPN 47 tỉnh/thành)
TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
Bảng 1: Số vụ, số mắc, số đi viện và tử vong do ngộ độc thực phẩm
Chỉ số |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
So sánh |
Số vụ |
45 |
94 |
+49 (108,9%) |
Số mắc |
605 |
1225 |
+620 (102,5%) |
Số tử vong |
21 |
20 |
-1 (4,8%) |
Số vụ ≥ 30 người mắc |
4 |
10 |
+6 (150,0%) |
Vụ < 30 người mắc |
41 |
84 |
+43 (104,9%) |
Bảng 2: Nguyên nhân trong các vụ ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
So sánh |
Vi sinh vật và độc tố VSV |
8 |
27 |
+19 |
Hóa chất |
2 |
6 |
+4 |
Độc tố tự nhiên |
16 |
31 |
+15 |
Không xác định |
19 |
30 |
+11 |
Tổng |
45 |
94 |
+49 |
Bảng 3: Số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (≥ 30 người mắc)
Chỉ số |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
So sánh |
Số vụ |
4 |
10 |
+6 (150,0%) |
Số mắc |
334 |
569 |
+235 (70,4%) |
Số tử vong |
0 |
1 |
+1 |
Bảng 4: Số vụ ngộ độc thực phẩm <30 người mắc
Chỉ số |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
So sánh |
Số vụ |
41 |
84 |
+43 (104,9%) |
Số mắc |
271 |
656 |
+385 (142,1%) |
Số tử vong |
21 |
19 |
-2 (9,5%) |
Bảng 5: Cơ sở nguyên nhân các vụ ngộ độc thực phẩm
Cơ sở nguyên nhân |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
So sánh |
Bếp ăn gia đình |
28 |
56 |
+28 |
Bếp ăn tập thể chung |
3 |
8 |
+5 |
Nhà hàng, khách sạn |
2 |
5 |
+3 |
Đám cưới/ giỗ |
3 |
9 |
+6 |
Thức ăn đường phố |
1 |
0 |
-1 |
Khác |
8 |
16 |
+8 |
Tổng |
45 |
94 |
+49 |
Bảng 6: Vụ ngộ độc thực phẩm do rượu
Chỉ số |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
So sánh |
Số vụ |
14 |
11 |
-3 |
Số mắc |
66 |
38 |
-28 |
Số tử vong |
14 |
7 |
-7 |
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ
15/2018/NĐ-CP NGÀY 02/02/2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA LUẬT ATTP
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
1. Công bố sản phẩm
- Một số quy định, khái niệm, thuật ngữ còn chưa rõ ràng dẫn đến khó áp dụng, không thống nhất cách hiểu trong quá trình thực hiện: sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi phải đăng ký bản công bố sản phẩm nhưng chưa có giải thích hay khái niệm đối với sản phẩm này; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho chế độ ăn đặc biệt; thực phẩm bổ sung...
- Việc quy định doanh nghiệp tự công bố sản phẩm thực phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm chỉ kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP của sản phẩm mà không phải kiểm nghiệm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm có thể dẫn đến việc sản phẩm không bảo đảm chất lượng lưu thông trên thị trường mà không được kiểm soát kịp thời, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng. (Trong khi thức ăn chăn nuôi phải đăng ký lưu hành sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Chăn nuôi).
- Việc quy định doanh nghiệp không phải thực hiện công bố lại khi thay đổi công dụng, đối tượng sử dụng, hướng dẫn sử dụng, nhà sản xuất, đặc biệt là đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dẫn đến việc ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm quá công dụng của bản chất sản phẩm mà không được kiểm soát kịp thời.
- Chưa quy định rõ việc chấp nhận bản gốc hay bản sao y công chứng đối với Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate).
- Chưa có quy định về thu hồi, các trường hợp phải thu hồi giấy Tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (trường hợp doanh nghiệp không tồn tại, không kinh doanh hoặc hậu kiểm phát hiện vi phạm), hủy hiệu lực bản tự công bố và hồ sơ tự công bố sản phẩm.
- Việc không quy định thời hạn hiệu lực giấy Tiếp nhận dẫn đến việc không kiểm soát được số lượng sản phẩm thực tế lưu thông trên thị trường, gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch, bố trí nguồn lực hậu kiểm.
- Chưa quy định trường hợp doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh, giải thể phải thông báo đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, đăng ký bản công bố, dẫn đến việc khi có sự vụ (ví dụ như có cảnh báo, thu hồi sản không đảm bảo an toàn), tiến hành kiểm tra, thanh tra thì không tìm được doanh nghiệp để giải quyết, xử lý kịp thời.
- Quy định về dịch thuật công chứng đối với tài liệu là bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ phát sinh về thời gian và chi phí do số lượng tài liệu nhiều.
- Không có cơ sở dữ liệu được cập nhật về lĩnh vực đăng ký thử nghiệm, năng lực được công nhận nên khó có thể kiểm tra tính pháp lý của Phiếu Kiểm nghiệm.
- Thời gian thẩm xét hồ sơ quá ngắn (07 ngày), tạo áp lực cho việc thẩm định tính đầy đủ, khoa học của hồ sơ công bố sản phẩm.
2. Quảng cáo sản phẩm:
- Một số nội dung đã được quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2015 hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, tuy nhiên chưa được đưa vào Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cụ thể:
+ Chưa có quy định cụ thể dừng tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo khi tổ chức/cá nhân có sản phẩm thực phẩm đang vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo, vi phạm quy định về ATTP (vi phạm công bố sản phẩm, điều kiện vệ sinh ATTP,...).
+ Chưa có quy định cụ thể về thu hồi hiệu lực của giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực phẩm (Sản phẩm bị thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; tổ chức/cá nhân đề nghị thu hồi Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; khi tổ chức/cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo thực phẩm với các tình tiết tăng nặng ...)
+ Cần quy định rõ: Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường.
- Một số nội dung chưa được quy định trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, trên thực tế cần thiết cho công tác quản lý, cụ thể:
+ Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cần bổ sung quy định: Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về các thông tin như: địa chỉ Công ty, tên, địa chỉ nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Điều 37 và Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 và được quảng cáo theo thông tin đã thay đổi ngay sau khi gửi thông báo.
+ Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan y tế có nhiệm vụ xác nhận nội dung quảng cáo đối với nhóm sản phẩm thực phẩm quy định tại Điều 26 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, không có chức năng xác nhận phương tiện quảng cáo; do vậy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cần bỏ mục “Phương tiện quảng cáo” tại mẫu Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo (Mẫu 10) và mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo (Mẫu 11) tại Phục lục I của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh:
- Quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ còn chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn, khó áp dụng, không thống nhất cách hiểu trong quá trình thực hiện.
- Chưa có quy định về việc các cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc đánh giá đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP) đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về dược khi bắt đầu hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải thông báo tới Cục ATTP và Cơ quan quản lý cơ sở.
- Bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ một số thông tin không phù hợp với thực tế triển khai tại Mẫu số 13: Biên bản thẩm định Điều kiện ATTP đối với cơ sở đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe và Mẫu số 14: Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
4. Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:
- Phương thức kiểm tra thường (Khoản 2 Điều 16): Chưa quy định cụ thể kiểm tra hồ sơ là gồm nội dung gì trong hồ sơ; chỉ kiểm tra hồ sơ mà không đối chiếu thực tế hàng hóa nhập khẩu, không lấy mẫu kiểm nghiệm có thể dẫn đến việc nhập khẩu, lưu thông thực phẩm kém chất lượng trên thị trường.
- Phương thức kiểm tra giảm (Điểm c Khoản 1 Điều 17): Việc chấp nhận thực phẩm nhập khẩu được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP; ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương vào phương thức kiểm tra giảm là không phù hợp vì hiện nay không có quy định thẩm quyền cơ quan, tổ chức được cấp chứng nhận cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng trên.
- Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 15): Việc quy định một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định là không phù hợp với thực tế triển khai, khó khăn trong quản lý thực phẩm nhập khẩu. Cụ thể, lô hàng chỉ có thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Y tế lại do cơ quan kiểm tra nhà nước của Bộ NN&PTNT thực hiện là không phù hợp.
- Tại khoản 3 Điều 40 Luật ATTP quy định “3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể cơ quan kiểm tra nhà nước về ATTP, việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định chi tiết về hồ sơ đăng ký chỉ định/giao nhiệm vụ kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu; quy trình chỉ định/giao nhiệm vụ đối với cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu để thực hiện thống nhất giữa các Bộ.
5. Cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng (giao Bộ quản lý ngành quy định):
- Đối với cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước: Về điều kiện (đã quy định cơ bản trong Luật ATTP), hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉ định/giao nhiệm vụ của các Bộ quản lý ngành (đã quy định tại Thông tư số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT). Do yêu cầu cắt giảm một số điều kiện, đơn giản thủ tục hành chính do đó phải sửa một số nội dung tại Thông tư liên tịch. Theo quy định hiện nay không sửa được Thông tư liên tịch và việc sửa điều kiện, thủ tục phải thực hiện bằng Nghị định của Chính phủ.
- Đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về điều kiện (đã quy định cơ bản trong Luật ATTP), hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉ định/giao nhiệm vụ của các Bộ quản lý ngành (giao Bộ quản lý ngành quy định). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng do các Bộ quản lý ngành thực hiện.
1 Tính đến nay, đã bổ sung 29 cơ sở xuất khẩu vào Hàn Quốc nâng tổng số lên 880 cơ sở; 14 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU nâng lên 684 cơ sở; 04 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ, của, tôm hùm sống xuất khẩu vào Trung Quốc nâng tổng số 821 cơ sở xuất khẩu vào Trung Quốc; 8 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS ước đạt 33,21 tỷ USD (giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, nhóm thủy sản 5,68 tỷ USD, giảm 25,4%; lâm sản 8,95 tỷ USD, giảm 25,1%; Nông sản 16,9 tỷ USD, tăng 11,5 %.
2 Các văn bản: số 8246/BCT-KHCN ngày 21/12/ 2022 triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; số 361/TCQLTT-CNV ngày 27/2/ 2023 và số 3608/BCT-KHCN ngày 12/6 /2023 thực hiện Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023; số 1910/BCT-KHCN ngày 3/4/2023 triển khai công tác bảo đảm ATTP trong Tháng hành động vì ATTP năm 2023; số 604/TCQLTT-VNC ngày 31/3/2023 chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nội dung triển khai “Tháng hành động vì ATTP”; Công văn số 767/TCQLTT-CNV ngày 18/4/2023 gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Kế hoạch số 13-KH/BCSĐ ngày 28/3/2023 của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương.
3 - Thành phố Hà Nội đã ban hành: Kế hoạch số 336/KH-UBND ngày 21/12/2022 về công tác ATTP năm 2023; Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 25/11/2022 về đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân năm 2023; Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 03/3/2023 về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
- Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành: Kế hoạch số 64/KH-BCĐLNATTP ngày 10/01/2023 về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023; Kế hoạch số 3128/KH-BCĐLNATTP ngày 07/12/2022 về triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; Kế hoạch số 14/KH-BQLATTP ngày 04/01/2023 kiểm tra, giám sát ATTP Lễ hội Trên bến dưới thuyền; Công văn số 3320/BQLATTP-QLNĐ ngày 26/12/2022 về việc phòng chống ngộ độc rượu trong đợt Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; Kế hoạch số 526/KH-BCĐLNATTP ngày 24/03/2023 về triển khai Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 20/3/2023 về “Triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2023”.
4 trên địa bàn Thành phố có 1.553 cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án (trong đó: 439 cửa hàng chuyên doanh, 1.114 cửa hàng kinh doanh tổng hợp có trái cây); cấp biển nhận diện cho 929 cửa hàng trái cây; triển khai 115 tuyến phố văn minh không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè.
5 đến nay đã cấp 98 giấy chứng nhận cho 98 cơ sở sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh sản phẩm chuỗi. Lũy kế đến nay, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” đã cấp Giấy chứng nhận cho 319 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh đạt chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn.
6 + Hơn 20 tin/phóng sự về công tác thanh, kiểm tra, truy quét, xử phạt về vi phạm ATTP;
+ Hơn 30 tin/phóng sự cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm, diễn biến và việc xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm;
+ Hơn 20 tin/phóng sự chỉ dẫn thực phẩm an toàn, thông tin - cảnh báo thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm bẩn;
+ Hơn 30 tin/phóng sự khác liên quan đến vấn đề ATTP.
7 một số chuyên mục như: Việt Nam vui khoẻ (VTV1); sống mới (VTV1); Vì một tương lai xanh (VTV1); Nông nghiệp mới (VTV1); Doanh nghiệp - Doanh nhân (VTV1); Bạn của nhà nông (VTV2); Khỏe thật đơn giản (VTV2); Đường tới nông trại (VTV2); sống khoẻ mỗi ngày (VTV2); Kiến thức cộng đồng (VTV2); Kết nối thị trường nông sản miền Trung (VTV8); Mặt trận 389 (VTV8); Phóng sự (VTV8, VTV9)...
8 Nội dung tuyên truyền: “Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững”; “Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất ATTP áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực”; “Phát hiện tố giác các hành vi vi phạm an ninh, ATTP là trách nhiệm của mỗi người”....
9 trong đó Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức được 16 lớp tập huấn tuyên truyền điểm về sản xuất kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn cho 2.560 lượt cán bộ Hội và hội viên nông dân tại 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và TP Đà Nẵng.
10 Trong THĐ năm 2022: các địa phương đã thực hiện: 208.267 lượt phát thanh, 1884 tin bài truyền hình, 4736 tin trên báo viết địa phương.
11 Năm 2022: có 359.585 người tham dự hội thảo nói chuyện chuyên đề;
12 Năm 2022: có tổng số 110.141 người tham dự tập huấn;
13 - Thành phố Hà Nội đã tổ chức 01 buổi tập huấn kiến thức ATTP cho Ban chỉ đạo công tác ATTP của quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; tổ chức 1.569 lớp tập huấn phổ biến kiến thức cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm với 235.467 người tham dự, tổ chức 916 buổi nói chuyện lồng ghép, truyền thông cộng đồng về ATTP với 113.508 người tham dự, tổ chức 453 hội nghị, hội thảo về ATTP với 27.606 người tham dự. Phát 551.093 tờ gấp tuyên truyền về ATTP, tài liệu khác 2.289 bản tin, ấn phẩm. Viết 7.528 bài thực trạng về công tác ATTP tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn 62.227 lượt. Tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu tại các xã, phường, thị trấn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm: 4.657 băng rôn; băng đĩa, băng âm là 672 chiếc. Tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì ATTP tại 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn với 13.318 người tham dự.
- Tại TP HCM: đã thực hiện theo 1.794 băng rôn, 49.163 poster, 150.432 tờ gấp, 750 băng đĩa hình, 2.529 băng đĩa âm, 82 banner tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, 299.744 lượt phát thanh tuyên truyền.
14 tại: Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang; Hải Dương, TP Hà Nội, An Giang, Đồng Tháp.
15 Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia, Viện Dinh dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh.
16 Đến ngày 20/9/2023 đã đảm bảo an toàn cho 9 Hội nghị sự kiện với 33.653 suất ăn phục vụ đại biểu tham dự các Hội nghị, số mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm tài trợ là 13 mẫu, test nhanh đã thực hiện 3.465 mẫu. Kết quả kiểm nghiệm và test nhanh đạt 100% số mẫu.
17 Theo báo cáo của Ban CĐLN về ATTP TP. HCM
18 Theo báo cáo của Ban CĐLN về ATTP TP. HCM
19 Theo báo cáo của Ban CĐLN về ATTP TP. HCM
20 Theo báo cáo của Sở Y tế HN
21 Theo báo cáo của Sở Y tế HN
22 Theo báo cáo của Hội Nông dân
23 Theo báo cáo của Bộ Công thương.
24 Theo báo cáo của Hội Nông dân
25 Theo báo cáo của Bộ Công thương.
26 Theo báo cáo của Hội Nông dân
27 Theo báo cáo của Bộ Công an
28 Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội;
29 Theo báo cáo của Hội Nông dân
30 Theo báo cáo của Hội Nông dân
31 Theo báo cáo của Bộ Công thương;
32 Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 05/12/2022 về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023.
33 - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 25/11/2022 về đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023 tới các thành viên Ban chỉ đạo, Sở Ngành Thành phố và UBND 30 quận, huyện, thị xã; Quyết định số 5006/QĐ-UBND ngày 14/12/2022 về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành công tác An toàn thực phẩm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân năm 2023. 30/30 quận, huyện, thị xã và 579/579 xã, phường, thị trấn đã xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023 trên địa bàn, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm tuyến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành: kế hoạch số 64/KH-BCĐLNATTP ngày 10/01/2023 về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023; Kế hoạch số 3128/KH-BCĐLNATTP ngày 07/12/2022 về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; Kế hoạch số 14/KH-BQLATTP ngày 04/01/2023 kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm Lễ hội Trên bến dưới thuyền; Công văn số 3320/BQLATTP-QLNĐ ngày 26/12/2022 về việc phòng chống ngộ độc rượu trong đợt Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023.