Báo cáo 13/BC-UBND năm 2016 về thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu 13/BC-UBND
Ngày ban hành 12/01/2016
Ngày có hiệu lực 12/01/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/BC-UBND

Hà Giang, ngày 12 tháng 01 năm 2016

 

BÁO CÁO

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện công văn số 374-CV/BCĐTB ngày 30/12/2015 của Ban chỉ đạo Tây Bắc về việc phi hp chuẩn bị tổ chức Hội thảo thu hút khách du lịch vào vùng Tây Bắc, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang báo cáo Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thuận li

Là tnh miền núi, biên giới cực Bắc của tquốc, Hà Giang có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển du lịch. Phía Tây Bắc giáp Trung Quốc - thị trường lớn của du lịch Việt Nam, đồng thời là điểm kết nối quan trọng của vòng cung du lịch Đông Tây Bắc. Cùng với xu thế phát triển và tính tất yếu của việc liên kết có quy cấp vùng, trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiu nội dung hợp tác phát nhằm khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi tỉnh trên cơ sở những đặc đim tương đng trong lịch sử, văn hóa và tiềm năng tài nguyên du lịch thúc đẩy sự phát trin chung của khu vực.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp trong toàn tnh, sự giúp đcủa các Bộ ban, ngành Trung ương, sự tham gia phi hợp, tích cực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp. Những năm qua hoạt động Du lịch tnh Hà Giang đã đạt được những kết quả khá ni bật, xác định được phát triển du lịch theo hướng bền vững; công tác quản lý nhà nước, đào to nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm, liên kết phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch... được đi mới cvề hình thức và nội dung Thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang nói chung và CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng.

2. Khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Du lịch Hà Giang còn nhiều hạn chế và bất cập; hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào tự nhiên; kết quả chưa tương xứng vi tim năng và lợi thế của tỉnh, phát triển nhưng vn n chứa nhiu nguy cơ, thiếu bền vững; thiếu sự đầu tư trọng điểm và đồng bộ, số lượng dự án đã triển khai và đi vào hoạt động còn ít, hiệu quả chưa cao;

Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, cht lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng nhu cu, kém tính cạnh tranh, việc liên kết phát triển du lịch chưa được quan tâm,... Bên cạnh đó công tác quảng bá và xúc tiến du lịch còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong đầu tư phát triển du lịch. Cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch còn nhiu bất cập, chưa đáp ứng kịp thời nhu cu trong phát triển lĩnh vực du lịch...

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015

1. Về công tác lãnh, chỉ đạo

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tnh Hà Giang ln thứ XV (Nhiệm kỳ 2010 - 2015), về xây dựng Chương trình "Phát triển Văn hóa gắn với du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, địa chất, tâm linh”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 62-CTr/TU ngày 29/3/2013 về phát triển Văn hóa gắn với Du lịch, giai đoạn 2013 - 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 26/7/2013 để trin khai thực hiện chương trình của Ban Thường vụ Tnh ủy, chỉ đạo các cấp, các ngành gắn công tác phát triển du lịch với việc khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa. Quy hoạch tng thể phát triển du lịch tnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là định hướng chỉ đạo kịp thời nhằm gắn kết công tác phát triển các sản phẩm du lịch với việc khai thác tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch theo hưng bền vững.

Tỉnh đã tạo cơ chế thu hút đầu tư như: Ưu tiên hỗ trợ hạ tầng (điện, đường), đy mạnh cải cách thtục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp đcác hộ dân đầu tư phát triển du lịch cộng đồng (theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND; Quyết định số 2748/2012/-UBND). Hiện tnh đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đy mạnh, thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

2. Về mạng lưới du lịch

- Về hoạt động kinh doanh dịch vụ từ khách du lịch: Năm 2015 lượng khách du lịch đến với Hà Giang ước đạt 762.622 lượt người;([1])

- Vlữ hành: Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 đơn vị kinh doanh lhành quốc tế và 5 công ty kinh doanh lữ hành nội địa. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành đang từng bước phát huy có hiệu quả về quảng bá hình ảnh của du lịch Hà Giang đến với các thị trường đối tác;

- Về cơ sở lưu trú du lịch: Cơ sở vật cht chuyên ngành du lịch dịch vụ bước đầu phát triển([2])

- Về nguồn nhân lực du lịch: lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch ít, sngười được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp thấp, số lao động phổ thông chưa đáp ứng yêu cu công việc do chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ hạn chế([3])

3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trong những năm qua còn hạn chế so với tim năng du lịch của tỉnh. Tính đến hết năm 2015 số vốn đăng ký và nguồn đã và đang đầu tư vào du lịch mới đạt trên 1.500 tỷ đồng, chyếu từ ngân sách nhà nước đi với một số công trình bảo tồn văn hóa, phát triển hạ tầng du lịch, còn lại do các doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào các khu du lịch sinh thái, cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, làng VHDL cộng đồng,...

Nhìn chung tiến độ và nguồn vốn đầu tư còn chậm, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ các dự án chưa đồng bộ, cơ chế chính sách chưa kịp thời dẫn tới nhiều dự án không phát huy được giá trị tiềm năng. Bên cạnh đó còn có sự chủ quan chưa đánh giá nhu cầu thị trường, chưa gắn kết với các doanh nghiệp lhành và các cơ sở dịch vụ trong khai thác dẫn tới một số dự án đầu tư không hiệu quả.

Nguồn xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng du lịch những năm qua đã được tăng cường nhờ những chủ trương và cơ chế ưu đãi hỗ trợ kịp thời, thu hút sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân (chiếm tới 70% tổng số vốn).

4. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Các ngành đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá với nhiều hình thức phong phú, đa dạng hóa các kênh thông tin, gn kết chặt chvới các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương và Trung ương. Bên cạnh đó, ngành VH, TT&DL đã tích cực chủ động xây dựng chương trình xúc tiến du lịch, nâng cao chất lượng các ấn phm quảng bá du lịch, tham gia nhiều chương trình hội chợ du lịch của khu vực, các địa phương và hội chợ quốc tế trong nước, gn với các sự kiện, hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả.

III. XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH LIÊN VÙNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HÀ GIANG VÀ VÙNG TÂY BẮC

Có thkhẳng định, khối hợp tác phát trin du lịch 8 tỉnh TBMR được hình thành trên cơ sở những đặc điểm tương đồng về văn hóa, lịch s và tim năng thế mạnh của từng địa phương nhằm tạo nên một thương hiệu du lịch chung cho khu vực. Trải qua 5 năm thực hiện khung chương trình hợp tác, ngày 18/6/2010 đã mang lại những hiệu quả thiết thực góp phn vào sự thúc đy phát trin du lịch của vùng và từng địa phương. Trong khuôn khchương trình hợp tác, tnh Hà Giang đã chủ động phi hợp tổ chức được nhiều hoạt động, chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện cho phù hợp và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quá trình hợp tác.

1. Về công tác Quy hoạch xây dựng sản phẩm du lịch

[...]