Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Báo cáo 103/BC-UBDT năm 2014 tình hình thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số từ 2008 đến nay và và kế hoạch năm 2015 do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 103/BC-UBDT
Ngày ban hành 30/09/2014
Ngày có hiệu lực 30/09/2014
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Sơn Phước Hoan
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2014

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ 2008 ĐẾN NAY VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2015

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Thông báo số 251/TB-VPCP ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/QĐ-TTg từ 2008 đến nay; Trong tháng 8 và 9 năm 2014, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các Đoàn công tác liên ngành đi kiểm tra thực tế tại 11 tỉnh và tổng hợp báo cáo của 35 tỉnh. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo các tỉnh và kết quả các Đoàn kiểm tra, y ban Dân tộc xin được báo cáo như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2007/QĐ-TTG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 1342/QĐ-TTG TỪ NĂM 2008 ĐẾN HẾT THÁNG 6 NĂM 2014

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn chính sách ĐCĐC

a) Bộ, ngành Trung ương

Thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010”, Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012” và Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015; các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành các Thông tư hướng dẫn: Thông tư số 03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Ủy ban Dân tộc, Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 của Bộ Tài chính và hiện hành là Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-UBDT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính.

Hàng năm, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng của Ủy ban thường xuyên kiểm tra thực hiện chính sách; Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã tiến hành 4 cuộc thanh tra trên địa bàn các tỉnh: Gia Lai, Bình Phước, Cao Bằng, Yên Bái; năm 2010, Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã tổ chức các Đoàn giám sát việc thực hiện dự án ĐCĐC tại các địa phương.

b) Đối với các địa phương

- Triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, UBND các tỉnh đã tổ chức quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban ngành và UBND các huyện; ban hành một số văn bản cụ thể hóa thực hiện chính sách tại địa phương, đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan khảo sát, điều tra, chọn địa điểm dự án, quy hoạch đất đai đ sắp xếp dân cư, xây dựng phương án phát triển sản xuất làm cơ sở lập dự án, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt từng dự án ĐCĐC. Trong quá trình triển khai, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp đã thực hiện kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách tại cơ sở đ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc việc thực hiện Chính sách.

- Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số được đa số các địa phương thực hiện từ khi triển khai bình xét đối tượng thụ hưởng chính sách, chọn điểm ĐCĐC cũng như những nội dung chính sách các hộ được hỗ trợ. Cùng với chính quyền, mặt trận và đoàn th các cấp đã vận động, tuyên truyền các hộ dân trên địa bàn có dự án/điểm ĐCĐC hiến đất, hỗ trợ các hộ đến ĐCĐC phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

2. Kết quả bố trí kinh phí, lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chính sách hỗ trợ ĐCĐC cho đồng bào DTTS:

Tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào DTTS du canh, du cư đến năm 2012 có tổng số 297 điểm/dự án ĐCĐC bao gồm: 44 điểm ĐCĐC xen ghép, 252 dự án ĐCĐC tập trung, với tổng kinh phí 2.717,046 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 1.826,797 triệu đồng, vốn sự nghiệp 890,249 triệu đồng, để tổ chức ĐCĐC cho 29.718 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Về phân bổ vốn thực hiện Chính sách ĐCĐC, tính đến hết năm 2014, Trung ương đã cấp cho 35 tỉnh 1.945 tỷ đồng, đạt 71% tổng số vốn đã được duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg, (trong đó: vốn đầu tư phát triển 1.223 triệu đồng/1.826,797 triệu đồng, đạt 67%; vốn sự nghiệp 722 triệu đồng/890,249 đạt 82%). Từ năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2014, các tỉnh đã lũy kế giải ngân được 1.456,707 triệu đồng, đạt 75% số vốn đã cấp. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt 85%, vốn sự nghiệp tỷ lệ thấp chỉ đạt 46% do một số dự án tập trung đang dở dang nên chưa hỗ trợ chuyn hộ dân về ĐCĐC.

Việc lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, chính sách khác trên địa bàn vào thực hiện Chính sách ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được các tỉnh triển khai thực hiện. Đến nay, tổng số vốn địa phương và vốn lng ghép là 627,867 triệu đồng, đạt 141% so với tổng số vốn lồng ghép đã phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg. Vốn lồng ghép chủ yếu từ các chương trình, dự án như: Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg, Chương trình 135, Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học... Các địa phương thực hiện việc lồng ghép vốn tốt vào thực hiện Chính sách ĐCĐC như: Bình Phước, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Lai Châu, Lào Cai, Kon Tum, Tha Thiên Huế, Cà Mau.

3. Đánh giá kết quả thực hiện Chính sách ĐCĐC cho đồng bào DTTS

a) Kết quả thực hiện

Đến hết tháng 6 năm 2014, các tỉnh đã hoàn thành 41/44 điểm dự án ĐCĐC xen ghép, 03 điểm điểm xen ghép đang thực hiện dở dang; trong 252 dự án ĐCĐC tập trung, đã hoàn thành 107 dự án, đang thực hiện dở dang 102 dự án, còn lại 32 dự án chưa được bố trí vốn thực hiện, 11 dự án đề nghị không triển khai do không bố trí được mặt bằng, quỹ đất và một số nơi đến nay không còn đối tượng ĐCĐC. Ngoài 102 dự án dở dang (đã được phê duyệt tại QĐ 1342) còn có 5 dự án chưa nằm trong Quyết định số 1342/QĐ-TTg nhưng đã được cấp vốn và đang thực hiện dở dang chưa hoàn thành, nâng tổng số dự án ĐCĐC tập trung dở dang chưa hoàn thành lên 107 dự án. Mặc dù số lượng dự án chưa hoàn thành còn lớn, nhưng các địa phương đã có nhiu nỗ lực cố gắng đưa dân vào các dự án đã hoàn thành việc san gạt mặt bằng, các hạng mục chủ yếu và bố trí được đất ở, đất sản xuất (hiện có 41 dự án dở dang nhưng đã chuyn hộ dân về định canh, định cư). Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2014, có thêm khoảng 12 dự án dở dang sẽ hoàn thành, nâng tổng số dự án ĐCĐC tập trung hoàn thành đến hết năm 2014 là 119 dự án. Sau 5 năm thực hiện chính sách, đến nay các tỉnh đã hoàn thành ĐCĐC cho tổng số 19.387 hộ với 86.538 khẩu, đạt 65,2% kế hoạch được phê duyệt.

b) Tác động của Chính sách đến phát triển KT-XH, ổn định đời sống và vấn đề di cư tự do của đồng bào DTTS

Kết quả thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu gn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vng, phát triển kinh tế-xã hội, môi trường và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng dân tộc và miền núi; qua đó n định đời sống của đng bào dân tộc thiểu số. Những dự án ĐCĐC tập trung và hộ ĐCĐC xen ghép hoàn thành đã góp phần tích cực, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế tình trạng du canh, du cư, bảo vệ tài nguyên rừng, quyền sở hữu đất đai và bảo vệ nguồn nước; từng bước tiếp cận với các dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Đi sống vật chất và tinh thần của các hộ ĐCĐC từng bước được nâng cao.

Đối với vấn đề giải quyết tình trạng di cư tự do của đồng bào DTTS. Chính sách ĐCĐC cùng với các chính sách, chương trình, dự án khác đã cấp đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở để ổn định đời sống và có nguồn thu nhập nên hạn chế được tình trạng chặt phá rừng, xâm canh đất lâm nghiệp, hạn chế di cư tự do của đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, hiện còn khoảng 3.248 hộ thụ hưởng Chính sách thuộc 61 dự án ĐCĐC tập trung nhưng chưa nhận được hỗ trợ chuyển về ĐCĐC do các dự án này đang dở dang nên đời sống không ổn định, chưa có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nảy sinh tâm lý bất an nên dễ có khả năng; di cư tự do, rất cần sự hỗ trợ để ổn định và thoát nghèo.

c) Tính bền vững của các dự án/điểm ĐCĐC

Theo tổng hợp báo cáo của các tỉnh, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyn về các điểm ĐCĐC xen ghép và các dự án tập trung đều được bố trí đất ở, đất sản xuất theo định mức bình quân của địa phương đ yên tâm sinh sống lâu dài. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại 11 tỉnh, cũng còn một số dự án ĐCĐC chưa làm tốt công tác quy hoạch, bố trí đủ mặt bằng đất ở lâu dài, đất sản xuất diện tích ít và chất lượng kém hoặc rất xa nơi ở như: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Bình Định.

Một số tỉnh do quỹ đất còn nên việc hỗ trợ đất, đặc biệt là đất sản xuất cho người dân được thực hiện khá tốt, ngay cả khi dự án chưa hoàn thành các hộ dân đã đến nhận đất ở và sản xuất như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ.

Nhìn chung, mặc dù còn một số điểm/dự án ĐCĐC chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, nhưng các điểm/dự án ĐCĐC hoàn thành đã ổn định được nơi ở, hình thành những điểm dân cư tập trung phù hợp với quy hoạch nông thôn mới, được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, giao thông thuận lợi, đồng bào dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin, góp phần thúc đy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững.

4. Những hạn chế, khó khăn vướng mắc, nguyên nhân

[...]