Quyết định 295/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 295/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/02/2020
Ngày có hiệu lực 25/02/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 295/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho các bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch

a) Tên Quy hoạch: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Thời kỳ quy hoạch: Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

c) Phạm vi ranh giới quy hoạch

- Phạm vi quy hoạch: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori...), khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật vkhoáng sản.

- Ranh giới: Khu vực có phân bố khoáng sản và chế biến khoáng sản trên diện tích đất liền của cả nước.

d) Đối tượng của quy hoạch

Bao gồm các loại khoáng sản, chia thành các nhóm: Nhóm quặng chì, kẽm; Nhóm quặng crômit, mangan; Nhóm quặng đá quý, đt hiếm; Nhóm nước khoáng, nước nóng thiên nhiên; Nhóm quặng thiếc, vonfram và antimon; Nhóm quặng vàng, đồng, niken, molipđen; Nhóm khoáng chất công nghiệp: serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc; Nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa trắng), magnezit; Nhóm khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit và các loại khoáng sản: Quặng apatit, Quặng bôxit, Quặng sắt, Quặng titan.

2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch

a) Quan điểm

Quy hoạch phải dựa trên quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, phù hợp với đặc điểm, tiềm năng của mỗi loại khoáng sản, tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và lâu dài.

- Phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển hạ tầng có liên quan.

- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng phải phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp; sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu quả và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.

- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng phải gắn kết với nhau, đảm bảo cân đối cung cầu trên cơ sở đáp ứng nhu cầu khoáng sản cho các ngành kinh tế - xã hội trong nước và dân sinh, cân đối hài hòa giữa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, phù hợp với tiềm năng từng loại, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng.

- Cân đối xuất khẩu đối với các khoáng sản, khu vực khoáng sản mà việc chế biến sâu hơn không đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng nhu cầu trong nước không sử dụng hết. Chỉ xuất khẩu với các sản phẩm đã qua chế biến với các tiêu chuẩn phù hợp.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường.

[...]