Xử phạt kế toán viên nước ngoài không thông báo Bộ Tài chính khi giấy phép lao động tại Việt Nam hết hiệu lực ra sao?
Nội dung chính
Xử phạt kế toán viên nước ngoài không thông báo Bộ Tài chính khi giấy phép lao động tại Việt Nam hết hiệu lực ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 34 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2018, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kế toán viên hành nghề không thông báo, báo cáo theo quy định cho Bộ Tài chính khi:
+ Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị vô hiệu
Vậy Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị vô hiệu sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (từ mười triệu đồng đến hai mươi triệu đồng).
- Ngoài ra với khung xử phạt hành chính này này, còn áp dụng đối với các hành vi:
+ Không còn làm việc tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
+ Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
+ Tham gia làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà mình đăng ký hành nghề;
+ Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản;
+ Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.