Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật?

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được miễn trong những trường hợp nào?

Nội dung chính

    Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật?

    Theo quy định hiện hành tại Luật Hải quan 2014 thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định như sau:

    1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
    a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
    b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
    c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
    2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
    3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
    4. Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.
    5. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.
    Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này.
    6. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
    7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

    Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định tại Điều 33 Luật Hải quan 2014.

    13