Việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Các cơ quan nào có quyền hạn quản lý bản đồ đia chính?
Nội dung chính
Việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định 4 nguyên tắc khi thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:
Nguyên tắc, mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính
1. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo thống nhất trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
b) Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quản lý đất và ghi nhận tình trạng pháp lý của thửa đất tại thời điểm đo đạc;
c) Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khu vực đo đạc và quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính;
d) Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng khi thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính thì phải bảo đảm 4 nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo thống nhất trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quản lý đất và ghi nhận tình trạng pháp lý của thửa đất tại thời điểm đo đạc
- Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khu vực đo đạc và quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.
Việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? ( Hình ảnh từ Internet)
Các cơ quan nào có quyền hạn quản lý bản đồ đia chính?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định các cơ quan sau có quyền hạn quản lý bản đồ địa chính:
Quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính
1. Quản lý bản đồ địa chính như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý bản đồ địa chính số
b) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy.
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh giao Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, sử dụng tập trung, thống nhất và cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính
c) Bản đồ địa chính phải đưa vào lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, từ quy định trên có thế thấy rằng các cơ quan có quyền hạn để quản lý bản đồ địa chính bao gồm các cơ quan sau đây:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý bản đồ địa chính số
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy.
Bản đồ địa chính được sử dụng,khai thác như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính thực hiện như sau:
Quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính
...
2. Sử dụng, khai thác bản đồ địa chính:
a) Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được đưa vào sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này thay thế cho bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó.
Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó có giá trị sử dụng khi giải quyết các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 của Nghị định này;
b) Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin liên quan đến thửa đất thì cơ quan quản lý bản đồ địa chính quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thực hiện trích lục bản đồ địa chính, trích lục trích đo bản đồ địa chính;
c) Việc khai thác bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định về khai thác hồ sơ địa chính và khai thác hệ thống thông tin đất đai.
Như vậy, có thể thấy từ quy định trên thì việc sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính sẽ được thực hiện như sau:
- Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được đưa vào sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP thay thế cho bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó.
+ Các mục đích sử dụng của bản đồ địa chính được quy định như sau:
++ Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
++ Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều tra, đánh giá đất đai
++ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất; xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
++ các mục đích quản lý đất đai khác theo quy định của pháp luật.
- Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó có giá trị sử dụng khi giải quyết các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP
+ Các nội dung giải quyết bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó có giá trị sử dụng gao gồm: Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất; xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
- Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin liên quan đến thửa đất thì cơ quan quản lý bản đồ địa chính quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thực hiện trích lục bản đồ địa chính, trích lục trích đo bản đồ địa chính
- Việc khai thác bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định về khai thác hồ sơ địa chính và khai thác hệ thống thông tin đất đai.