Vấn đề phòng xử án được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Vấn đề phòng xử án được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam? Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm bao gồm những gì theo quy định?

Nội dung chính

    Vấn đề phòng xử án được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

    Từ ngày 01/01/2018, Thông tư 01/2017/TT-TANDTC về việc Quy định về phòng xử án chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, Thông tư này quy định về việc sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.

    Phòng xử án được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC. Cụ thể như sau:

    - Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.

    - Phòng xử án bao gồm phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm; phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm.

    - Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm bao gồm:

    + Phòng xử án hình sự;

    + Phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    + Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quy định phòng xử án từ năm 2018. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC.

    7