15:40 - 23/10/2024

Từ năm 2025, công trình, hạng mục công trình hạ tầng được nhượng quyền khai thác, quản lý trên địa bàn Thủ đô Hà Nội gồm những gì?

Từ năm 2025, công trình, hạng mục công trình hạ tầng nào được nhượng quyền khai thác, quản lý? Trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng ra sao?

Nội dung chính

    Từ năm 2025, Công trình, hạng mục công trình hạ tầng được nhượng quyền khai thác, quản lý trên địa bàn Thủ đô Hà Nội gồm những gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Thủ đô 2024 về quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng quy định như sau:

    Quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng
    1. Cơ quan, tổ chức đang được giao quản lý, sử dụng công trình, hạng mục công trình là tài sản công quy định tại khoản 2 Điều này trên địa bàn Thành phố được ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý với nhà đầu tư, doanh nghiệp để khai thác công trình, hạng mục công trình trong một thời gian nhất định.
    2. Công trình, hạng mục công trình hạ tầng được nhượng quyền khai thác, quản lý bao gồm
    a) Công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao;
    b) Công trình kiến trúc có giá trị.
    ….

    Theo đó, công trình, hạng mục công trình hạ tầng được nhượng quyền khai thác, quản lý trên địa bàn Thủ đô Hà Nội gồm:

    - Công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao

    - Công trình kiến trúc có giá trị

    Năm 2025, Công trình, hạng mục công trình hạ tầng được nhượng quyền khai thác, quản lý trên địa bàn Thủ đô Hà Nội gồm những gì?

    Năm 2025, Công trình, hạng mục công trình hạ tầng được nhượng quyền khai thác, quản lý trên địa bàn Thủ đô Hà Nội gồm những gì? (Hình từ Internet)

    Hội đồng nhân dân Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô 2024 về quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng quy định như sau:

    Quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng
    1. Cơ quan, tổ chức đang được giao quản lý, sử dụng công trình, hạng mục công trình là tài sản công quy định tại khoản 2 Điều này trên địa bàn Thành phố được ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý với nhà đầu tư, doanh nghiệp để khai thác công trình, hạng mục công trình trong một thời gian nhất định.
    ….
    4. Hội đồng nhân dân Thành phố có trách nhiệm sau đây:
    a) Quyết định danh mục công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 2 Điều này thuộc phạm vi quản lý của Thành phố được nhượng quyền khai thác, quản lý; quy định nguyên tắc, điều kiện, nội dung, cơ chế tài chính, trình tự, thủ tục thực hiện việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình, hạng mục công trình thuộc phạm vi quản lý của Thành phố; nguyên tắc, điều kiện, nội dung, cơ chế tài chính, trình tự, thủ tục lập, lấy ý kiến, quyết định đề án sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
    b) Quy định biện pháp bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình, hạng mục công trình thuộc phạm vi quản lý của Thành phố trong quá trình nhượng quyền khai thác, quản lý và kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
    ….

    Theo đó, Hội đồng nhân dân Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng như sau:

    - Quyết định danh mục công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao, công trình kiến trúc có giá trị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố được nhượng quyền khai thác, quản lý; quy định nguyên tắc, điều kiện, nội dung, cơ chế tài chính, trình tự, thủ tục thực hiện việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình, hạng mục công trình thuộc phạm vi quản lý của Thành phố; nguyên tắc, điều kiện, nội dung, cơ chế tài chính, trình tự, thủ tục lập, lấy ý kiến, quyết định đề án sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

    - Quy định biện pháp bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình, hạng mục công trình thuộc phạm vi quản lý của Thành phố trong quá trình nhượng quyền khai thác, quản lý và kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

    Trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô 2024 quy định về trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình sau đây:

    - Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

    - Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai

    -Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền

    - Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt

    - Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động

    - Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke) không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy

    - Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.

    Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

    Chuyên viên pháp lý Phan Thị Thùy Dương
    120
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ