Thực hiện dân chủ thế nào trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân?

Thực hiện dân chủ thế nào trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân? Phát huy quyền được tham gia giám sát của cán bộ, chiến sĩ ra sao?

Nội dung chính

    Thực hiện dân chủ thế nào trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân?

    Ngày 14/01/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư 03/2010/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Theo đó, Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc và nội dung thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân và áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương và các học viện, trường Công an nhân dân; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.

    Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2010/TT-BCA. Cụ thể như sau:

    - Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức, công dân để tuyển sinh được những người đủ tiêu chuẩn vào đào tạo tại các học viện, trường Công an nhân dân và tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu bổ sung, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

    - Phát huy quyền được tham gia giám sát của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; bảo đảm thực hiện đúng quy định của Nhà nước và của Bộ Công an về tuyển sinh, tuyển chọn công dân; chống tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về mục đích thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2010/TT-BCA.

    11