Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thủ tục đăng ký nhận cha cho con theo quy định pháp luật hiện hành cần chuẩn bị những gì?

Theo như quy định thì thủ tục đăng ký nhận cha cho con theo quy định pháp luật hiện hành cần chuẩn bị những gì?

Nội dung chính

    Thủ tục đăng ký nhận cha cho con theo quy định pháp luật hiện hành cần chuẩn bị những gì?

    Luật Hộ tịch 2014Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch trong đó quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con ở khu vực biên giới như sau:

    Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã;

    Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

    - Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

    - Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con; Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.

    Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc. Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

     

    7