Thời gian đi luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh được tính như thế nào?

Cách tính thời gian đi luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Nếu đi luân phiên không liên tục có được cộng dồn thời gian không?

Nội dung chính

    Cách tính thời gian đi luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 18/2014/TT-BYT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

    - Thời gian đi luân phiên có thời hạn của người hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ: người hành nghề thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn với thời gian tối thiểu là 6 tháng được quy đổi bằng 132 ngày làm việc; tối đa 12 tháng được quy đổi là 264 ngày làm việc.

    - Thời gian đi luân phiên là thời gian thực tế làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới của người hành nghề.

    - Người hành nghề đi luân phiên có thời hạn không liên tục được cộng dồn thời gian của các đợt để tính tổng thời gian hoàn thành chế độ luân phiên có thời hạn làm cơ sở để giải quyết các chế độ liên quan.

    10