Quy định của pháp luật về thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải ra sao?

Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải ra sao?

    Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải được quy định tại Điều 78 Thông tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải như sau:

    1. Trong quá trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị quy định tại Điều 77 Thông tư này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa khi xác định việc tách thiết bị này ảnh hưởng đến an ninh hệ thống điện và phải nêu rõ lý do.
    2. Trước khi từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải theo thực hiện thứ tự ưu tiên như sau:
    a) Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện có mức ưu tiên cao hơn so với lưới điện truyền tải;
    b) Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa các nguồn điện phải được ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện toàn hệ thống;
    c) Trường hợp có hai hoặc nhiều yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện có cùng ảnh hưởng đến chi phí phát điện thì yêu cầu nào đưa trước sẽ có thứ tự ưu tiên cao hơn.
    3. Căn cứ thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa đến khi yêu cầu an ninh hệ thống điện được đảm bảo.

    Trên đây là quy định về Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 25/2016/TT-BCT.

    13