Quy định của luật về các trường hợp giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ như thế nào?

Trường hợp nào phải giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định của luật về các trường hợp giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ như thế nào?

    Trường hợp giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:

    Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
    a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
    b) Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
    c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
    d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2017/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

    21