16:02 - 17/12/2024

Quà Tết Dương lịch 2025 nên tặng gì? Cán bộ địa chính nhận quà tặng dịp Tết có phải là hành vi nhận hối lộ không?

Nên tặng quà Tết Dương lịch 2025 gì? Cán bộ địa chính nhận quà tặng dịp Tết Dương lịch có phải là hành vi nhận hối lộ hay không? Nhận hối lộ từ bao nhiêu tiền thì bị phạt tù?

Nội dung chính

    Quà Tết Dương lịch 2025 nên tặng gì?

    Tặng quà Tết Dương lịch 2025 mang ý nghĩa chúc may mắn, hạnh phúc, và thành công. Đây là dịp khởi đầu năm mới nên trong dịp này thường sử dụng những món quà Tết có ý nghĩa đặc biệt. Dưới đây là một số gợi ý quà tặng phù hợp:

    (1) Quà phong thủy

    Tượng linh vật năm mới: Tượng con giáp của năm mới để cầu may mắn.

    Đá phong thủy: Các loại đá tượng trưng cho tài lộc và sức khỏe.

    (2) Lịch Tết

    Lịch treo tường hoặc lịch để bàn: Kèm theo hình ảnh ý nghĩa hoặc thông điệp động viên cho năm mới.

    (3) Giỏ quà Tết

    Thực phẩm: Bánh kẹo, rượu vang, trà, cà phê cao cấp.

    Đặc sản vùng miền: Món ăn truyền thống, trái cây sấy, hoặc hạt dinh dưỡng.

    (4) Quà handmade

    Thiệp chúc mừng: Tự tay làm thiệp để thể hiện sự quan tâm.

    Đồ thủ công: Nến tự làm, móc khóa, hoặc tranh thêu nhỏ.

    (5) Quà sức khỏe

    Thực phẩm chức năng: Nhân sâm, yến sào, tổ yến, đông trùng hạ thảo.

    Máy massage: Máy massage cổ, vai, lưng.

    Quà Tết Dương lịch 2025 nên tặng gì? Cán bộ địa chính hận quà tặng dịp Tết có phải là hành vi nhận hối lộ không?

    Quà Tết Dương lịch 2025 nên tặng gì? Cán bộ địa chính nhận quà tặng dịp Tết có phải là hành vi nhận hối lộ không? (Hình từ Internet)

    Cán bộ địa chính nhận tặng quà Tết Dương lịch có phải là hành vi nhận hối lộ không?

    Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về các hành vi tham nhũng quy định như sau:

    Các hành vi tham nhũng
    1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
    a) Tham ô tài sản;
    b) Nhận hối lộ;
    c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
    đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
    g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
    h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
    k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
    l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
    m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
    2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
    a) Tham ô tài sản;
    b) Nhận hối lộ;
    c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

    Đồng thời, căn cứ Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
    ...
    7. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

    Theo đó, cán bộ địa chính nhận tặng quà Tết Dương lịch có thể bị coi là hành vi nhận hối lộ nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

    - Người nhận quà tặng phải là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước hoặc ngoài nhà nước.

    - Việc nhận quà tặng nhằm mục đích vụ lợi, tức là để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.

    - Hành vi này liên quan đến việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc nào đó có lợi cho người tặng quà.

    Nhận hối lộ từ bao nhiêu tiền thì bị phạt tù?

    Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 về tội nhận hối lộ quy định như sau:

    Tội nhận hối lộ
    ...
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
    a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
    b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
    6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

    Như vậy, mức phạt tù đối với tội nhận hối lộ phụ thuộc vào giá trị của hối lộ. Cụ thể, phạm tội thuộc trường hợp có của hối lộ từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

    15