Phương pháp sao qua dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào?

Phương pháp sao qua dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Phương pháp sao qua dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào?

    Sao qua (vi sao) dược liệu là một trong những phương pháp sao dược liệu trực tiếp không có phụ liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm tạo mùi thơm, làm khô để hạn chế mốc, mọt nhằm bảo quản vị thuốc cổ truyền. Hoạt động sao qua (vi sao) dược liệu để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.

    Phương pháp sao qua (vi sao) dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

    1. Sao qua (vi sao)

    a) Mục đích:

    - Tạo mùi thơm cho vị thuốc cổ truyền;

    - Làm khô hạn chế mốc, mọt nhằm bảo quản vị thuốc cổ truyền.

    b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

    - Đun nhỏ lửa khoảng 60-80°C làm chảo nóng, cho dược liệu vào, đảo đều, nhanh đến khi dược liệu khô, mùi thơm, lấy ra, để nguội, đóng gói. Dược liệu chứa tinh dầu, phải sao ở nhiệt độ thấp hơn 60°C;

    - Phương pháp này có thể áp dụng chế biến Hòe hoa, Cúc hoa, Bạc hà...

    c) Yếu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc cổ truyền khô, mùi thơm, màu tương đương màu dược liệu sống.

    Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp sao qua (vi sao) dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

     

    51