Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng, chống các bệnh dễ lây nhiễm tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội?

Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng, chống các bệnh dễ lây nhiễm tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội? Có cần thiết không khi giáo dục pháp luật về phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD?

Nội dung chính

    Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng, chống các bệnh dễ lây nhiễm tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội? 

    Quy định của pháp luật về phòng, chống các bệnh dễ lây nhiễm tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tại Khoản 1 Mục 1 Thông tư liên tịch 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn phòng, chống lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau: 

    - Đối với Trung tâm

    + Tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD thông qua các hình thức như panô, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác, hội diễn văn nghệ;

    + Giáo dục về nếp sống văn minh, lành mạnh, ý thức phòng bệnh trong sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày tại Trung tâm;

    + Giáo dục nâng cao kiến thức về bệnh lao, HIV/AIDS và STD, bao gồm kiến thức về nhóm bệnh, nguồn lây, các triệu chứng lâm sàng, biến chứng, cách phòng tránh bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;

    + Giáo dục nâng cao kỹ năng thực hiện các hành vi an toàn về phòng, chống bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;

    + Giáo dục pháp luật về phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;

    + Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế về dự phòng bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;

    + Xử lý các đồ dùng, chất thải có dính máu, dịch tiết, kể cả đồ dùng (chăn, ga, gối, đệm...) trước khi cấp cho học viên khác sử dụng theo đúng quy định của Bộ Y tế.

    11