Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về việc thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về việc thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay? Đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ như thế nào?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về việc thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay?

    Việc thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay được quy định tại Điều 33 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Theo đó:

    - Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay được hưởng quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay và các chi phí có liên quan.

    - Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay, tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tại khoản 1 Điều này theo quy định của Chính phủ; người yêu cầu đăng ký quyền ưu tiên thanh toán từ việc cứu hộ, gìn giữ tàu bay phải nộp lệ phí.

    - Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay bị chấm dứt, trừ các trường hợp sau đây:

    + Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay đã đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay;

    + Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay và tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thanh toán đã thoả thuận với nhau về số tiền phải thanh toán;

    + Tổ chức, cá nhân cứu hộ, giữ gìn tàu bay đã khởi kiện về thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay.

    Đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay dân dụng được hướng dẫn bởi Điều 17 và Điều 18 Nghị định 68/2015/NĐ-CP.

    Trên đây là nội dung quy định về việc thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

    5