Những đối tượng nào không được làm kế toán? Tiêu chuẩn mà người làm kế toán phải đáp ứng là gì?

Những đối tượng nào không được làm kế toán? Người làm kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Kế toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nào?

Nội dung chính

    Những đối tượng nào không được làm kế toán?

    Căn cứ Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định những người không được làm kế toán:

    Những người không được làm kế toán

    1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

    3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

    4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

    Như vậy, những đối tượng không được làm kế toán, bao gồm:

    - Người chưa thành niên

    - Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

    - Người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    - Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

    - Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

    Những đối tượng nào không được làm kế toán? Tiêu chuẩn mà người làm kế toán phải đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)

     Tiêu chuẩn mà người làm kế toán phải đáp ứng là gì?

    Căn cứ Điều 51 Luật Kế toán 2015 quy định tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán:

    Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán

    1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

    2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

    3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

    Nhưu vậy, người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật

    - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán

    Kế toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nào?

    Căn cứ Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật

    - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán

    - Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

    - Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng

    8