Nhà và các khoang cháy phân theo bậc chịu lửa như nào?

Nhà và các khoang cháy được phân loại như thế nào theo bậc chịu lửa, bao gồm bao nhiêu cấp? Tôi có thắc mắc về vấn đề như trên khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Nội dung chính

    Nhà và các khoang cháy phân theo bậc chịu lửa như nào?

    Căn cứ Tiết 2.6.2 Tiểu mục 2.6 Mục 2 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định về phân loại nhà và các khoang cháy theo bậc chịu lửa như sau:

    Nhà và các khoang cháy được phân theo bậc chịu lửa như quy định tại Bảng 4.

    Bảng 4 - Bậc chịu lửa của nhà

    Bậc chịu lửa của nhà

    Giới hạn chịu lửa của kết cấu nhà, không nhỏ hơn

    Các bộ phận chịu lực của nhà

    Tường ngoài không chịu lực

    Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm)

    Bộ phận của mái trong nhà không có tầng áp mái

    Kết cấu buồng thang bộ

    Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp cách nhiệt)

    Giàn, dầm, xà gồ

    Tường trong

    Bản thang và chiếu thang

    I

    R 120

    E 30

    REI 60

    RE 30

    R 30

    REI 120

    R 60

    II

    R 90

    E 15

    REI 45

    RE 15

    R 15

    REI 90

    R 60

    III

    R 45

    E 15

    REI 45

    RE 15

    R 15

    REI 60

    R 45

    IV

    R 15

    E 15

    REI 15

    RE 15

    R 15

    REI 45

    R 15

    V

    Không quy định

    CHÚ THÍCH 1: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì sàn và trần của tầng hầm, tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất REI 90. Sàn các tầng 1 và tầng trên cùng phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1.

    CHÚ THÍCH 2: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV, V thì sàn của tầng hầm hay tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1 và có giới hạn chịu lửa không dưới REI 45

    CHÚ THÍCH 3: Đối với nhà có 2 hoặc 3 tầng hầm (nhà thuộc nhóm F1.3 và nhà hỗn hợp) thì các cấu kiện, kết cấu chịu lực ở tầng hầm phải có giới hạn chịu lửa tối thiểu R 120.

    CHÚ THÍCH 4: Trong các phòng có sản xuất hay bảo quản các chất lỏng cháy được thì sàn phải làm bằng vật liệu không cháy.

    Các bộ phận của nhà như các tường chịu lực, cột chịu lực, hệ giằng, vách cứng, các bộ phận của sàn (dầm, xà hoặc tấm sàn) được xếp vào loại các bộ phận chịu lực của nhà nếu chúng tham gia vào việc bảo đảm sự ổn định tổng thể và sự bất biến hình của nhà khi có cháy.

    Các bộ phận chịu lực không tham gia vào việc bảo đảm ổn định tổng thể của nhà phải được đơn vị thiết kế chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà.

    Không quy định giới hạn chịu lửa đối với bộ phận bịt lỗ thông (cửa, cổng, cửa sổ, cửa nắp, cửa trời, trong đó có cả cửa trên đỉnh và các phần cho ánh sáng xuyên qua khác của tấm lợp mái), ngoại trừ các cửa, van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy và các trường hợp được nói riêng.

    Khi giới hạn chịu lửa tối thiểu của cấu kiện được yêu cầu là R 15 (RE 15, REI 15) thì cho phép sử dụng các kết cấu thép không bọc bảo vệ mà không phụ thuộc vào giới hạn chịu lửa thực tế của nó, ngoại trừ các trường hợp khi giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực của nhà theo kết quả thử nghiệm nhỏ hơn R 8.

    Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 được phép sử dụng các bản thang và các chiếu thang với giới hạn chịu lửa R 15 và thuộc cấp nguy hiểm cháy K0.

    Trân trọng!

    60