Nhà nước có những chính sách khuyến khích gì đối với hoạt động đầu tư, xây dựng?

Nhà nước có những chính sách khuyến khích gì đối với hoạt động đầu tư, xây dựng? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng?

Nội dung chính

    Nhà nước có những chính sách khuyến khích gì đối với hoạt động đầu tư, xây dựng?

    Căn cứ Điều 10 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:

    Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
    1. Khuyến khích hoạt động đầu tư xây dựng nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng nhà ở xã hội; hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
    2. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng; ưu tiên nhà thầu có công trình được Nhà nước trao tặng giải thưởng chất lượng công trình xây dựng khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng.
    3. Từng bước chuyển giao một số dịch vụ công do cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ khả năng, điều kiện đảm nhận.
    4. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng; hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

    Căn cứ quy định trên, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đối với hoạt động đầu tư xây dựng như:

    - Khuyến khích hoạt động đầu tư xây dựng nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy những công trình xây dựng mang giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng nhà ở xã hội; đầu tư xây dựng ở những vùng xâu xa, vùng có điều kiện khó khăn;...

    - Tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; ưu tiên nhà thầu có công trình được Nhà nước trao tặng giải thưởng chất lượng công trình xây dựng khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng.

    - Thực hiện việc chuyển giao dần một số dịch vụ công do cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ khả năng, điều kiện đảm nhận.

    - Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng; hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

    Nhà nước có những chính sách khuyến khích gì đối với hoạt động đầu tư, xây dựng?

    Nhà nước có những chính sách khuyến khích gì đối với hoạt động đầu tư, xây dựng? (Hình từ Internet)

    Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng?

    Căn cứ Điều 12 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.
    2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.
    3. Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
    4. Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
    5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định của Luật này.
    6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
    7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
    8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
    9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
    10. Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
    11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
    12. Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.
    13. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
    14. Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

    Nhìn chung, các hành vi bị nghiêm cấm là những hành vi có thể ảnh hưởng đến trật tự xây dựng, chất lượng của công trình xây dựng, sức khỏe con người và môi trường,... như:

    - Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật Xây dựng;

    - Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điền kiện khởi công;

    - Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng;

    - Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng;

    - Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường;

    - Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng,...

    Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng là gì?

    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
    ...
    2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
    a) Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;
    b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
    c) Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
    d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;
    đ) Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;
    e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
    g) Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;
    h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, chủ đầu tư có nghĩa vụ lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng, bao gồm: xác định yêu cầu lập dự án, chọn tổ chức tư vấn đủ năng lực, đảm bảo tính pháp lý và chính xác của thông tin, trình dự án để phê duyệt, quản lý và giám sát thực hiện, định kỳ báo cáo tiến độ, thu hồi vốn,...

    32