Nguyên tắc phân cấp phân quyền khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã theo Kết luận 155-KL/TW

Nguyên tắc phân cấp phân quyền khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã theo Kết luận 155-KL/TW? Cách quản lý tài liệu sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã?

Nội dung chính

Nguyên tắc phân cấp phân quyền khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã theo Kết luận 155-KL/TW

Ngày 17/5/2025 Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận 155-KL/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025.

Nguyên tắc phân cấp phân quyền khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã theo Kết luận 155-KL/TW?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Kết luận 155-KL/TW:

Theo đó, Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện phân cấp phân quyền theo một số nguyên tắc chính sau:

(1) Trung ương tập trung quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát; phân cấp, phân quyền đủ mạnh, đủ rõ, hợp lý các nhiệm vụ ở Trung ương đang thực hiện về cho địa phương theo đúng tinh thần "địa phương quyết định, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

(2) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định rõ giữa thẩm quyền chung của uỷ ban nhân dân và thẩm quyền riêng của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp (không để tình trạng đùn đẩy, né tránh và chậm trễ trong việc triển khai các nhiệm vụ, quyền hạn; gửi xin ý kiến tràn lan).

(3) Rà soát, thực hiện phân cấp, phân quyền giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ.

- Trên cơ sở nguyên tắc phân cấp, phân quyền, Đảng uỷ Chính phủ, đảng uỷ các bộ, cơ quan ngang bộ, đặc biệt là người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư trong việc thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để cho địa phương; tham mưu việc ban hành đầy đủ các nghị định, văn bản thực hiện phân cấp, phân quyền, bảo đảm có nguồn lực thực thi, có quy định chuyển tiếp rõ ràng, không để có khoảng trống, không gián đoạn công việc; dự thảo các văn bản liên quan cần hoàn chỉnh trước ngày 01/6/2025 và ban hành trước ngày 25/6/2025.

Trên đây là Nguyên tắc phân cấp phân quyền khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã theo Kết luận 155-KL/TW

Nguyên tắc phân cấp phân quyền khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã theo Kết luận 155-KL/TW

Nguyên tắc phân cấp phân quyền khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã theo Kết luận 155-KL/TW (Hình từ Internet)

Cách quản lý tài liệu sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh xã?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư 06/2025/TT-BNV:

Điều 40. Trường hợp thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Trường hợp sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, tài liệu được quản lý theo quy định tại Điều 39 Thông tư này.
2. Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện kết thúc hoạt động, tài liệu được quản lý như sau:
a) Đối với tài liệu giấy và tài liệu trên vật mang tin khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh tiếp nhận, tổ chức chỉnh lý theo quy định tại Điều 65 Luật Lưu trữ năm 2024. Sau khi chỉnh lý, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn được nộp vào lưu trữ lịch sử; tài liệu lưu trữ có thời hạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật.
b) Đối với tài liệu số, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan, tổ chức có chức năng xác định phạm vi tài liệu của từng cơ quan, tổ chức theo tài khoản hoặc theo mã định danh và trích xuất, bàn giao cho lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh để lưu trữ, bảo đảm khả năng truy cập, sử dụng theo quy định của pháp luật; đồng thời, giao cơ quan, tổ chức có chức năng tiếp tục vận hành hệ thống để khai thác, sử dụng cho đến khi hoàn thành việc chuyển toàn bộ tài liệu sang hệ thống mới.

Theo quy định trên:

(1) Quản lý tài liệu sau khi bỏ cấp huyện:

- Đối với tài liệu giấy và tài liệu trên vật mang tin khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh tiếp nhận, tổ chức chỉnh lý theo quy định tại Điều 65 Luật Lưu trữ 2024. Sau khi chỉnh lý, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn được nộp vào lưu trữ lịch sử; tài liệu lưu trữ có thời hạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật.

- Đối với tài liệu số, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan, tổ chức có chức năng xác định phạm vi tài liệu của từng cơ quan, tổ chức theo tài khoản hoặc theo mã định danh và trích xuất, bàn giao cho lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh để lưu trữ, bảo đảm khả năng truy cập, sử dụng theo quy định của pháp luật; đồng thời, giao cơ quan, tổ chức có chức năng tiếp tục vận hành hệ thống để khai thác, sử dụng cho đến khi hoàn thành việc chuyển toàn bộ tài liệu sang hệ thống mới.

(2) Quản lý tài liệu sau khi sáp nhập tỉnh xã:

- Tài liệu lưu trữ vĩnh viễn được nộp vào lưu trữ lịch sử: Các cơ quan, tổ chức thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử có trách nhiệm nộp tài liệu lưu trữ vĩnh viễn vào lưu trữ lịch sử có thẩm quyền trước thời điểm giải thể, phá sản, kết thúc hoạt động, tổ chức lại.

- Tài liệu khác được quản lý như sau:

+ Trường hợp chia cơ quan, tổ chức thành các cơ quan, tổ chức mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của cơ quan, tổ chức, bàn giao tài liệu cho cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp để quản lý.

+ Trường hợp tách đơn vị của một cơ quan, tổ chức mà không chấm dứt sự tồn tại của cơ quan, tổ chức, nộp tài liệu của đơn vị trước khi được tách ra vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp sáp nhập, hợp nhất các cơ quan, tổ chức hoặc chuyển đổi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức để hình thành cơ quan, tổ chức mới, bàn giao tài liệu cho cơ quan, tổ chức hình thành sau chuyển đổi, điều chỉnh, sáp nhập, hợp nhất quản lý.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
saved-content
unsaved-content
159