Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình được quy định như thế nào?

Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này?

Nội dung chính

    Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình đã được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

    Theo đó, nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình được quy định như sau:

    1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.

    2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

    3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.

    4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.

    5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.

    6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

    7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:

    a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;

    b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

     

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    315
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ