Nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh để hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tiền ảo thế nào?

Nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh để hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tiền ảo thế nào? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh để hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tiền ảo thế nào?

    Nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo được quy định tại Điều 1 Quyết định 1255/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó: 

    Nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo được quy định như sau:

    - Hoạt động: nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng luật (các luật) sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

    - Kết quả đầu ra: Hồ sơ đề nghị xây dựng luật (các luật) sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

    - Thời gian hoàn thành: tháng 12 năm 2020.

    - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

    - Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các bộ, ngành khác có liên quan.

    Trên đây là tư vấn về nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1255/QĐ-TTg năm 2017.

    13