Hủy bỏ Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Hủy bỏ Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay?
Tại Điều 20 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định hủy bỏ Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, như sau:
- Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
+ Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp giấy phép;
+ Không duy trì mức vốn tối thiểu liên tục trong quá trình hoạt động;
+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh quốc phòng;
+ Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp;
+ Bị Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo lần thứ ba trong thời hạn 12 tháng mà không khắc phục được;
+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, điều kiện kinh doanh, giá dịch vụ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường;
+ Không bắt đầu cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép.
- Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định về việc giấy phép bị hủy bỏ hiệu lực, nêu rõ lý do. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải chấm dứt ngay việc cung cấp dịch vụ theo quyết định đã được ban hành.
Hủy bỏ Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào?(*Hình từ Internet)
Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam?
Theo Điều 21 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP quy định điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam, theo đó:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.
- Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng: có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.
Điều kiện của cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP quy định điều kiện của cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam, cụ thể như sau:
- Cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tương ứng.
- Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
+ Có tài liệu giải trình tổ chức thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam chứng minh năng lực của tổ chức;
+ Có quy trình chế tạo, thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm.
- Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp.