Hướng dẫn xem sơ đồ thửa đất trên Sổ đỏ mới nhất 2024

Hướng dẫn xem sơ đồ thửa đất trên Sổ đỏ mới nhất 2024. Sơ đồ thửa đất thể hiện những thông tin gì trên Sổ đỏ? Trường hợp nào không cần thể hiện sơ đồ thửa đất?

Nội dung chính

    Hướng dẫn xem sơ đồ thửa đất trên Sổ đỏ mới nhất 2024

    Căn cứ theo mục 1 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định sơ đồ thửa đất thể hiện trên Giấy chứng nhận như sau:

    - Sơ đồ thửa đất được thể hiện trên cơ sở bản đồ địa chính hoặc mảnh trích đo bản đồ địa chính đã được sử dụng để cấp Giấy chứng nhận.

    - Nội dung sơ đồ gồm:

    + Hình thể thửa đất, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam, chiều dài các cạnh thửa đất, số thửa và số thửa liền kề;

    + Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đối với những nơi không lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện);

    + Chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình có liên quan đến thửa đất;

    + Bảng liệt kê tọa độ thể hiện các thông tin sau: số hiệu đỉnh thửa, tọa độ đỉnh thửa (X,Y), kích thước giữa các đỉnh thửa liền kề.

    + Cạnh thửa đất thể hiện bằng đường nét liền khép kín; kích thước cạnh thửa đất thể hiện trên sơ đồ theo đơn vị mét (m), được làm tròn đến hai (02) chữ số thập phân (Hình 1, Hình 3, Hình 4).

    + Trường hợp thửa đất có nhiều cạnh thửa, không đủ chỗ thể hiện chiều dài các cạnh thửa trên sơ đồ thì đánh số hiệu các đỉnh thửa bằng các chữ số tự nhiên theo chiều kim đồng hồ (Hình 2) và thể hiện tọa độ và chiều dài các cạnh thửa trong sơ đồ thửa đất theo Hình 5a.

    + Trường hợp thửa đất có ranh giới là đường cong thì thể hiện tổng chiều dài đường cong đó và không thể hiện tọa độ đỉnh thửa (Hình 3);

    - Sơ đồ thửa đất thể hiện trên Giấy chứng nhận không theo tỷ lệ cố định.

    + Căn cứ vào kích thước thửa đất trên bản đồ (hoặc mảnh trích đo bản đồ địa chính) có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng để thể hiện cho phù hợp; bảo đảm kích thước tối thiểu của sơ đồ thể hiện trên Giấy chứng nhận không nhỏ hơn năm (05) cm2.

    + Trường hợp thửa đất có kích thước của chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước của chiều rộng mà khi thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng làm cho chiều rộng của thửa đất bị thu hẹp đến mức không đủ chỗ để thể hiện thông tin thì thể hiện chiều dài của thửa đất theo tỷ lệ khác với chiều rộng nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi dạng hình học của thửa đất (Hình 4);

    - Chỉ giới quy hoạch được thể hiện bằng đường nét chấm liên tục và mũi tên chỉ hướng phạm vi quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình được thể hiện bằng đường nét 3 chấm xen kẽ nét đứt và mũi tên chỉ hướng phạm vi hành lang an toàn.

    + Mốc giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn được thể hiện bằng dấu chấm đậm.

    + Ghi chú tên của đường chỉ giới quy hoạch, chỉ giới hành lang an toàn tại vị trí thích hợp trên sơ đồ (Hình 1).

    - Bảng liệt kê tọa độ thể hiện trong sơ đồ thửa đất theo Hình 5.

    Hình 1. Sơ đồ thửa đất có hạn chế quyền sử dụng đất

     

    Hình 2. Sơ đồ thửa đất có nhiều cạnh thửa

     

    Hình 3. Sơ đồ thửa đất có cạnh là đường cong

     

    Hình 4. Sơ đồ thửa đất có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng phải thể hiện không đồng nhất tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng

     

    Hình 5. Bảng liệt kê tọa độ thể hiện trong sơ đồ thửa đất:

     

    Hình 5a. Bảng liệt kê tọa độ và chiều dài các cạnh thửa trong sơ đồ thửa đất:

    Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách xem sơ đồ thửa đất trên Sổ đỏ mới nhất 2024.

    Sơ đồ thửa đất thể hiện những thông tin gì trên Sổ đỏ?

    Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận được thể hiện cụ thể như sau:

    - Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:

    + Thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tích, hình thể thửa đất, tọa độ đỉnh thửa, chiều dài các cạnh thửa;

    + Số hiệu thửa giáp ranh hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam;

    + Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

    + Trường hợp thửa đất có phần diện tích đất sử dụng riêng của một người và phần diện tích đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần diện tích đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

    + Trường hợp đất có nhà chung cư hoặc công trình xây dựng không phải là nhà ở mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ sở hữu là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;

    Như vậy, sơ đồ thửa đất trên Sổ đỏ thể hiện những thông tin theo như quy định nêu trên.

    Trường hợp nào không cần thể hiện sơ đồ thửa đất?

    Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 39 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định những trường hợp không thể hiện sơ đồ thửa đất gồm:

    - Giấy chứng nhận cấp cho nhiều thửa đất nông nghiệp;

    - Giấy chứng nhận cấp cho công ty nông, lâm nghiệp, trừ trường hợp thửa đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở của công ty;

    - Giấy chứng nhận cấp cho toàn bộ diện tích đất để thực hiện dự án bất động sản;

    - Đối tượng địa lý hình tuyến.

    Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.

    Như vậy, có 04 trường hợp không thể hiện sơ đồ thửa đất trên Sổ đỏ.

    116