Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu linh kiện về lắp ráp rồi tái xuất khẩu

Khách hàng từ Nhật muốn chuyển linh kiện các chi tiết trong Van nước bằng đồng (8 chi tiết) cho bên tôi để thực hiện lắp ráp + kiểm tra áp lực ở Việt Nam, sau đó lại xuất trở lại cho khách hàng.

Nội dung chính

    Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu linh kiện về lắp ráp rồi tái xuất khẩu

    Do công ty không nêu rõ loại hình hoạt động của công ty (DNCX, DN nội địa) và loại hình xuất nhập khẩu của nghiệp vụ phát sinh (Gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh...) và việc thanh toán các loại phí lắp ráp, kiểm tra như thế nào nên tổ tư vấn không thể trả lời chính xác câu hỏi trên.

    Thông thường, căn cứ vào ngành nghề kinh doanh theo Giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng gia công hay thực hiện việc lắp ráp, kiểm tra nêu trên theo hợp đồng gia công ký với thương nhân nước ngoài để nhận thù lao trên các bước công việc đã nêu. Khí đó việc thông báo hợp đồng, cơ sở sản xuất, thủ tục xuất/nhập khẩu và quyết toán theo các quy định quản lý hàng hoá gia công XNK theo các điều thuộc chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

    Công ty tham khảo các quy định sau để thực hiện:

    - Về thủ tục xuất nhập khẩu: Tuỳ thuộc từng loại hình xuất nhập khẩu (gia công, sản xuất xuất khẩu, DNCX, kinh doanh...) công ty thực hiện theo các quy định tại các văn bản sau:

    + Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội

    + Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ

    + Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính

    + Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ

    - Về chính sách thuế: Tuỳ thuộc từng loại hình xuất nhập khẩu và loại hình hoạt động của công ty sẽ có những chính sách về thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thuế GTGT khác nhau. Đề nghị công ty tham khảo các quy định sau để thực hiện:

    + Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ

    + Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

    30