Hoạt động mua nợ và tài sản chỉ định của DATC được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như thế nào?

Nguyên tắc đối với hoạt động mua nợ và tài sản theo chỉ định của DATC được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Hoạt động mua nợ và tài sản chỉ định của DATC được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như thế nào?

    Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 129/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/12/2020) quy định về nguyên tắc mua nợ và tài sản như sau:

    - DATC có trách nhiệm xây dựng phương án mua nợ, mua tài sản (bao gồm cả dự án cần hỗ trợ xử lý nợ) đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thực hiện. DATC sử dụng nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn do nhà nước cấp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thực hiện phương án mua nợ, tài sản theo chỉ định. Trong đó:

    + Các khoản nợ, tài sản mua theo chỉ định là các khoản nợ, tài sản của các doanh nghiệp gắn với việc cơ cấu lại doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với thẩm quyền quy định;

    + Nội dung chỉ định bao gồm: đối tượng mua nợ, tài sản; giá mua nợ, tài sản; các biện pháp hỗ trợ xử lý tài chính, xử lý tài sản (nếu cần);

    + Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có nợ và tài sản có trách nhiệm phối hợp với DATC và các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các nội dung chỉ định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.

    - Các chủ nợ, chủ tài sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với DATC để triển khai phương án đã xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    12