Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được quy định như thế nào?

Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được quy định như thế nào? Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được quy định như thế nào? 

    Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

    Theo đó, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

    - Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ;

    - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);

    - Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;

    - Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;

    - Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);

    - Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở.

    8