Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định như thế nào? Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất bao nhiêu Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp?

Nội dung chính

    Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định cụ thể như sau:

    - Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật Phá sản. Việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phá sản.

    - Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh.

    Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; trong trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở.

    - Sở Tư pháp lập danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.

    15