Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện nào?

Chuyên viên pháp lý Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Điểm dân cư nông thôn được hiểu như thế nào? Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện nào?

Nội dung chính

    Điểm dân cư nông thôn được hiểu như thế nào?

    Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 bổ sung bởi điểm đ, điểm h khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về điểm dân cư nông thôn như sau:

    Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.

    Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện nào?

    Căn cứ tại tiểu mục 2.16 Mục 2 Thông tư 01/2021/TT-BXD về QCVN 01:2021/BXD quy định về chỉ tiêu sử dụng đất như sau:

    Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được nhỏ hơn quy định trong Bảng 2.31.

    Bảng 2.31: Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu điểm dân cư nông thôn

    Loại đất

    Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người)

    Đất xây dựng công trình nhà ở

    25

    Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ

    5

    Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật

    5

    Cây xanh công cộng

    2

    CHÚ THÍCH: Không bao gồm đất để bố trí các công trình hạ tầng thuộc cấp quốc gia, tỉnh, huyện

    Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện nào?Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện nào? (Hình từ Internet)

    Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm những nội dung nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 31 Luật Xây dựng 2014 quy định về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm những nội dung như sau:

    Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
    1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn.
    2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm:
    a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất;
    b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000;
    c) Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện;
    d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.

    Như vậy, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm những nội dung trên.

    Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn tối đa bao lâu?

    Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định về thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn như sau:

    Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
    1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
    a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung xã có liên quan đến điểm dân cư nông thôn.
    b) Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho điểm dân cư nông thôn.
    c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định chức năng, diện tích, chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất.
    d) Xác định hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; xác định các công trình cần bảo tồn, tôn tạo trong khu vực.
    đ) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến lô đất, bao gồm các nội dung sau:
    - Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;
    - Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô bãi đỗ xe, điểm quay đầu xe;
    - Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình cấp nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
    - Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dẫn và chiếu sáng;
    - Xác định nhu cầu công trình hạ tầng viễn thông thụ động;
    - Xác định lượng nước thải, chất thải rắn; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn của điểm dân cư nông thôn.
    e) Đánh giá môi trường chiến lược:
    - Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch;
    - Dự báo, đánh giá tác động đến môi trường của phương án quy hoạch;
    - Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện.
    g) Dự kiến nhu cầu vốn và xác định nguồn lực thực hiện.
    2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn không quá 04 tháng

    Như vậy, thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn tối đa không quá 04 tháng.

    67
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ