Công ước Hà Nội 2025 về Tội phạm mạng? Nội dung Công ước Hà Nội Công ước Liên Hiệp Quốc về Tội phạm mạng ra sao?

Công ước Hà Nội 2025 về Tội phạm mạng? Nội dung Công ước Hà Nội Công ước Liên Hiệp Quốc về Tội phạm mạng ra sao?

Nội dung chính

    Công ước Hà Nội 2025 về Tội phạm mạng?

    Chiều 24/12 giờ New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng.

    Công ước về Tội phạm mạng của Liên Hợp Quốc sẽ mở ký tại Hà Nội năm 2025, đánh dấu lần đầu thủ đô Việt Nam được gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến lĩnh vực được cộng đồng quốc tế rất quan tâm.

    Việc Liên Hợp Quốc lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Tội phạm mạng trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên Hợp Quốc.

    Bên cạnh đó, việc đăng cai Lễ mở ký "Công ước Hà Nội" cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và tham gia vào việc xây dựng các khuôn khổ quản lý không gian mạng toàn cầu. Điều này cũng sẽ góp phần triển khai chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam, đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

    Công ước Hà Nội là một bước tiến lớn trong việc giải quyết các vấn đề an ninh mạng toàn cầu, đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Việc Việt Nam đăng cai Lễ mở ký Công ước này là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng một môi trường an toàn và bền vững trên không gian mạng.

    Công ước Hà Nội 2025 về Tội phạm mạng?

    Công ước Hà Nội 2025 về Tội phạm mạng? (Hình từ Internet)

    Nội dung Công ước Hà Nội Công ước Liên Hiệp Quốc về Tội phạm mạng ra sao?

    Công ước Hà Nội 2025 gồm 9 Chương, 71 Điều, là kết quả của gần 5 năm đàm phán liên tục và kéo dài giữa các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng.

    Theo quy định cụ thể tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là "Công ước Hà Nội".

    Về nội dung của công ước, theo website chính thức của Liên Hợp Quốc, Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng thừa nhận các rủi ro đáng kể do việc lạm dụng công nghệ thông tin và truyền thông, vốn cho phép các hoạt động tội phạm diễn ra với quy mô, tốc độ và phạm vi chưa từng có.

    Công ước nhấn mạnh những tác động tiêu cực mà các loại tội phạm này có thể gây ra đối với các quốc gia, doanh nghiệp, cũng như đời sống và phúc lợi của cá nhân và xã hội.

    Công ước tập trung bảo vệ khỏi các hành vi như khủng bố, buôn người, buôn lậu ma túy và tội phạm tài chính trực tuyến.

    Công ước thừa nhận tác động ngày càng lớn của tội phạm mạng đối với các nạn nhân và ưu tiên công lý, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương. Đồng thời, văn bản đề cao sự cần thiết của hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực và hợp tác giữa các quốc gia cùng các bên liên quan khác.

    Bộ Chính trị chỉ đạo về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia theo Nghị quyết 57 2024?

    Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

    Cụ thể, tại Chương I Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 Bộ Chính trị đã nêu quan điểm chỉ đạo về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia như sau:

    (1) Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

    (2) Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

    - Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

    (3) Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi, trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước.

    - Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm".

    - Chú trọng bảo đảm nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhân tài.

    - Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí"; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.

    (4) Phát triển nhanh và bền vững, từng bước tự chủ về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược; ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

    - Phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ Việt Nam gắn với nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chú trọng nghiên cứu cơ bản, tiến tới tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế.

    (5) Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin của tổ chức và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

    40