Có thể lãnh hình phạt tù không nếu lái xe nâng hàng làm chết người trong lúc làm việc không?
Nội dung chính
Lái xe nâng hàng làm chết người trong lúc làm việc có ờ tù không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:
- Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, tại Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:
- Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy theo quy định hiện hành thì việc làm chết người trong lúc đang làm việc nếu do vô ý làm chết người sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp có yếu vi phạm quy định về an toàn lao động tại nơi đông người gây ra chết người thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Có thể lãnh hình phạt đi tù không nếu lái xe nâng hàng làm chết người trong lúc làm việc không? (Hình từ internet)
Công ty có phải chịu trách nhiệm gì khi nhân viên gây tai nạn chết người trong lúc làm việc không?
Bên cạnh đó tại Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Đối với pháp nhân, pháp nhân sẽ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của chồng bạn gây ra do đang thực hiện công việc. Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp chồng của bạn, hoặc có người có lỗi thì pháp nhân còn có thể có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại hoàn trả một khoản tiền.
Trân trọng!