Cơ sở trợ giúp xã hội được tổ chức theo cơ cấu như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào? Có bao gồm công tác xã hội, phát triển cộng đồng và y tế phục hồi chức năng không?

Nội dung chính

    Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?

    Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (có hiệu lực từ ngày 12/02/2018). Cụ thể như sau:

    - Lãnh đạo cơ sở trợ giúp xã hội gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc.

    - Cơ cấu tổ chức

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở trợ giúp xã hội công lập căn cứ vào nhiệm vụ, quy mô, số lượng đối tượng phục vụ và số lượng công chức, viên chức và người lao động để quy định cơ cấu tổ chức thành các phòng, khoa hoặc bộ phận cho phù hợp, bảo đảm không làm tăng số phòng hiện có, không làm tăng số lượng người làm việc hiện có của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trên địa bàn; đồng thời thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội công lập được xác định theo các nhóm công việc cơ bản sau:

    + Hành chính - Tổng hợp;

    + Công tác xã hội và phát triển cộng đồng;

    + Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn;

    + Y tế - Phục hồi chức năng;

    + Các phòng, khoa hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

    - Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tham khảo quy định tại Khoản 2 Điều này để quyết định cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.

    19