Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản bao gồm những thông tin chủ yếu nào theo quy định hiện hành?

Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản bao gồm những thông tin chủ yếu nào theo quy định hiện hành?

Nội dung chính

    Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản bao gồm những thông tin chủ yếu nào theo quy định hiện hành?

    Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản gồm các thông tin chủ yếu được quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, cụ thể:

    1. Dữ liệu về giống thủy sản:
    a) Giống thủy sản bố mẹ sản xuất trong nước: Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;
    b) Giống thủy sản sản xuất trong nước (trừ những cơ sở quy định tại điểm a khoản này): Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;
    c) Giống thủy sản nhập khẩu: Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu; đối tượng, số lượng; tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu;
    d) Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện; danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.
    2. Dữ liệu về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
    a) Thông tin về cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Số giấy chứng nhận, phạm vi chứng nhận, ngày cấp, tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp;
    b) Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
    c) Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
    3. Dữ liệu về nuôi trồng thủy sản:
    a) Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo: Đối tượng nuôi; hình thức nuôi (lồng bè, ao, bể, bãi triều, khác); phương thức nuôi (thâm canh, quảng canh, khác);
    b) Cơ sở nuôi trồng thủy sản (lồng bè, nuôi biển, nuôi có chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, chứng nhận nuôi hữu cơ, chứng nhận đủ điều kiện): Tên, mã số cơ sở nuôi (đối với nuôi lồng bè); số giấy phép (đối với nuôi biển); giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, chứng nhận nuôi hữu cơ, cơ sở đủ điều kiện;
    c) Đối tượng thủy sản nuôi chủ lực: Tên, mã số đăng ký cơ sở nuôi; đối tượng nuôi, hình thức nuôi (lồng bè, ao, bể, bãi triều, khác), phương thức nuôi (thâm canh, quảng canh, khác); diện tích thả nuôi, diện tích thu hoạch, sản lượng thu hoạch, thời điểm thu hoạch, giá thủy sản nguyên liệu trong nước, giá thủy sản nguyên liệu quốc tế;
    d) Cơ sở đủ điều kiện nuôi, sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm: Số giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng; số giấy chứng nhận trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
    đ) Thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản: Đối tượng, diện tích, thể tích, tỷ lệ, khối lượng, giá trị và nguyên nhân thiệt hại.
    4. Dữ liệu về quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản:
    a) Danh sách đơn vị quan trắc được chỉ định hoặc phòng thử nghiệm được chứng nhận: Tên, địa chỉ tổ chức, mã số, đơn vị cấp chỉ định, số quyết định và lĩnh vực hoạt động được chỉ định hoặc chứng nhận;
    b) Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ vùng nuôi trồng thủy sản: Đối tượng, điểm, thông số, tần suất, tọa độ và thời gian quan trắc;
    c) Bản tin dự báo, cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;
    d) Dữ liệu về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản: Tên, địa chỉ cơ sở, đối tượng nuôi và các thông tin trong giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
    5. Dữ liệu về danh sách loài thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro.

    Trên đây là tư vấn về thông tin chủ yếu của cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

    7