Có được giảm thuế sử dụng đất khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không?

Có được giảm thuế sử dụng đất khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không? Có được hỗ trợ gì khác không?

Nội dung chính

    Có được giảm thuế sử dụng đất khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không?

    Căn cứ theo Điều 21 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn thì sẽ được giảm thuế như sau:

    - Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại;

    - Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%, giảm thuế 60%;

    - Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%, giảm thuế 80%;

    - Thiệt hại từ 40% trở lên, miễn thuế 100%.

    Có được giảm thuế sử dụng đất khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không?

    Có được giảm thuế sử dụng đất khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không? (Hình từ Internet)

    Cách tính tỉ lệ thiệt hại làm căn cứ giảm thuế sử dụng đất khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn ra sao?

    Căn cứ tiểu mục 2c Mục V Thông tư 89-TC/TCT năm 1993 được sửa đổi bởi Thông tư 03/1997/TC-TCT có quy định về sự giảm thuế trong trường hợp thiên tai địch hoạ làm mùa màng thiệt hại, trong đó có quy định công thức xác định thiệt hại như sau:

    Giảm thuế và miễn thuế
    ...
    c. Xác định tỉ lệ thiệt hại theo công thức:
    Để thực hiện giảm miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cho hộ nộp thuế được thuận lợi, kịp thời vụ, đáp ứng yêu cầu của Luật thuế SDĐNN và Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ khi có thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cách tính miễn giảm thuế SDĐNN quy định tại điểm 2c, Mục V, Thông tư số 89 TC/TCT ngày 9/11/1993 như sau:
    Tỷ lệ thiệt hại của vụ (hoặc năm) xét giảm miễn thuế của hộ nộp thuế = [1 - (Sản lượng thu hoạch thực tế của diện tích bị thiệt hại của vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế / Sản lượng tính theo năng suất tham khảo khi phân hạng đất tính thuế của diện tích bị thiệt hại của vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế)] x 100%
    Căn cứ tỷ lệ thiệt hại được xác định theo công thức trên và căn cứ tỷ lệ giảm miễn thuế ứng với tỷ lệ thiệt hại quy định tại Điều 17, Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ để tính số thuế xét giảm miễn của hộ theo công thức sau:
    Số thuế xét giảm, miễn theo vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế = Thuế ghi thu của diện tích bị thiệt hại theo vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế x Tỷ lệ giảm, miễn thuế ứng với tỷ lệ thiệt hại theo vụ (hoặc năm) xét giảm, miễn thuế của hộ nộp thuế
    ....

    Như vậy, tủy lệ thiệt hại làm căn cứ giảm thuế sử dụng đất khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn sẽ được tính theo công thức sau:

    Tỷ lệ thiệt hại của vụ (hoặc năm) xét giảm miễn thuế của hộ nộp thuế = [1 - (Sản lượng thu hoạch thực tế của diện tích bị thiệt hại của vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế / Sản lượng tính theo năng suất tham khảo khi phân hạng đất tính thuế của diện tích bị thiệt hại của vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế)] x 100%

    Ngoài giảm thuế sử dụng đất, hộ sản xuất có đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn còn được hỗ trợ theo hình thức nào nữa?

    Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP, quy định điều kiện hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như sau:

    Điều kiện hỗ trợ
    Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
    1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
    2. Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
    3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
    4. Thời điểm xảy ra thiệt hại:
    a) Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;
    b) Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

    Như vậy, ngoài việc được giảm thuế sử dụng đất, hộ sản xuất sẽ được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn có được hỗ trợ nếu như thỏa mãn các điều kiện về quy hoạch sản xuất, về đăng ký kê khai ban đầu, về phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và về thời điểm xảy ra thiệt hại.

    Chuyên viên pháp lý Vũ Trí Nhân
    43
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ