Chính thức bỏ cấp huyện từ 01/7/2025 theo Kết luận 137? Khi nào bỏ cấp huyện?

Chính thức bỏ cấp huyện từ 01/7/2025 theo Kết luận 137? Khi nào bỏ cấp huyện? Nguyên tắc và tiêu chuẩn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là gì?

Nội dung chính

Chính thức bỏ cấp huyện từ 01/7/2025 theo Kết luận 137? Khi nào bỏ cấp huyện?

Ngày 28/03/2025, Ban chấp hành trung ương ban hành Kết luận 137-KL/TW của Bộ chính trị về việc bỏ cấp huyện.

Chính thức bỏ cấp huyện từ khi nào?

Cụ thể, theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025:

Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.

Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay kể từ ngày 01/7/2025 sau khi Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Giao Đảng uỷ Chính phủ phối hợp với Đảng uỷ Quốc hội nghiên cứu quy định thời gian chuyển tiếp để hoàn thành việc bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện và thời gian chính thức đi vào hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh, cấp xã sau khi sắp xếp, sáp nhập, bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.

Như vậy, chính thức bỏ cấp huyện từ 01/7/2025 theo Kết luận 137.

Chính thức bỏ cấp huyện từ 01/7/2025 theo Kết luận 137? Khi nào bỏ cấp huyện?

Chính thức bỏ cấp huyện từ 01/7/2025 theo Kết luận 137? Khi nào bỏ cấp huyện? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc và tiêu chuẩn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Kết luận 137-KL/TW năm 2025:

- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 50% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

Giao Chính phủ căn cứ định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tình hình thực tiễn, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chí cụ thể, bảo đảm quy mô phù hợp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

- Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp (xã, phường, thị trấn) thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp các xã, thị trấn thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là xã.

- Khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã cần chú trọng các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh; quy mô, trình độ phát triển kinh tế; bảo đảm quốc phòng, an ninh; hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp; bảo đảm chính quyền địa phương cấp cơ sở thực sự gần dân, sát dân.

- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện, cấp xã hiện nay.

Việc đặt tên của đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, khoa học; khuyến khích đặt tên theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin; đặt tên của đơn vị hành chính có giá trị lịch sử, truyền thống, văn hoá và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
saved-content
unsaved-content
355