Chế độ độc hại đối với lao động làm trực tiếp và tiếp xúc với hóa chất được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Nhưng hiện tại bên em chưa có trợ cấp độc hại cho người làm trực tiếp và tiếp xúc hóa chất. Các anh chị có thể hướng dẫn cho em những Thông tư, Nghị định hay văn bản nào quy định chế độ độc hại đối với người lao động trong công ty em?

Nội dung chính

    Chế độ độc hại đối với lao động làm trực tiếp và tiếp xúc với hóa chất được quy định như thế nào?

    Để xác định những công việc cụ thể bên chị có phải là công việc nặng nhọc, độc hại hay không thì chị tra cứu tại danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành theo các văn bản sau:
    1. Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 18/9/2003.
    2. Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995,
    3. Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996,
    4. Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996,
    5. Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 03/3/1999,
    6. Quyết định số 1580/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 26/12/2000 và về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    7. Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
    Mức phụ cấp độc hại cho những người làm công việc độc hại là do doanh nghiệp tự xây dựng nhưng phải bào đảm nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương: "Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường".
    Ngoài ra, còn có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại thực hiện theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau: a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành => việc xác định ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì căn cứ theo 7 văn bản liệt kê trên. b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. => việc xác định yếu tố nguy hiểm, độc hại này thì phải thuê tổ chức có chức năng đo kiểm để thực hiện đo kiểm theo quy định. Mức bỗi dưỡng thì chị xem thêm nội dung quy định của Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.

    440
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ