Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Các biện pháp khắc phục hậu quả nào có thể áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y?

Các biện pháp khắc phục hậu quả nào có thể áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Các biện pháp khắc phục hậu quả nào có thể áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y?

    Các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y như sau: 

    Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

    - Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật;

    - Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật;

    - Buộc thực hiện việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đúng cửa khẩu;

    - Buộc tạm dừng giết mổ động vật;

    - Buộc giết mổ bắt buộc động vật; buộc xử lý nhiệt sản phẩm động vật; buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật;

    - Buộc xử lý sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;

    - Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật;

    - Buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật;

    - Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

    - Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế;

    - Buộc dán nhãn thuốc thú y theo đúng quy định.

    Trên đây là câu trả lời về các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP

    9