Yêu cầu đối với thông tin của văn bản điện tử được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?
Nội dung chính
Yêu cầu đối với thông tin của văn bản điện tử được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?
Yêu cầu đối với thông tin của văn bản điện tử được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương phải thể hiện các thông tin sau đây của văn bản điện tử:
- Mã định danh của cơ quan, tổ chức:
Mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc có một mã định danh khi tham gia gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Cấu trúc mã định danh cơ quan, tổ chức có 13 ký tự, chia thành bốn nhóm mã, các nhóm mã phân tách bởi dấu chấm:
+ Mã cấp 1: mã của đơn vị cấp 1 (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,...);
+ Mã cấp 2, cấp 3, cấp 4: mã của các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc đơn vị cấp 1, đơn vị cấp 2, đơn vị cấp 3 tương ứng;
- Mã định danh văn bản;
Cấu trúc Mã định danh văn bản gồm:
+ Mã định danh của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;
+ Năm ban hành văn bản, số thứ tự văn bản được ban hành trong năm;
- Số và ký hiệu văn bản;
- Ngày, tháng, năm văn bản;
- Loại văn bản;
- Trích yếu nội dung văn bản;
- Hồ sơ, tài liệu gửi kèm;
- Trạng thái xử lý (đã đến, đã tiếp nhận, đã chuyển xử lý, đang xử lý, đã hoàn thành, từ chối nhận (trả lại), thu hồi, xóa...);
- Chức vụ, họ tên người ký;
- Mức độ khẩn (khẩn/thượng khẩn/hỏa tốc);
- Bên gửi;
- Bên nhận;
- Thời gian gửi, nhận;
- Thời hạn xử lý;
- Lịch sử gửi, nhận văn bản;
- Thông tin khác (nếu có).