Xác minh chính trị để thi tuyển vào đại học hệ chính quy trong Quân đội
Nội dung chính
Xác minh chính trị để thi tuyển vào đại học hệ chính quy trong Quân đội
Xác minh chính trị để thi tuyển vào đại học hệ chính quy trong Quân đội được quy định tại Điều 22 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau:
1. Cán bộ được cử đi thẩm tra xác minh là người có phẩm chất chính trị và trình độ năng lực, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức, có tác phong tỷ mỉ thận trọng và phương pháp khoa học, có kinh nghiệm tổng hợp, được bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác xác minh chính trị trong tuyển sinh quân sự.
2. Thẩm tra xác minh phải về địa phương cấp xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là cấp xã) nơi sinh hoặc trú quán của gia đình và bản thân thí sinh, kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan chính trị, cơ quan tuyển sinh, cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã để thẩm tra và kết luận.
3. Nội dung thẩm tra toàn diện trên tất cả các mặt, tập trung vào lịch sử chính trị, tình hình kinh tế và quan hệ xã hội của gia đình và bản thân thí sinh đăng ký dự tuyển từ ông, bà, cha, mẹ, vợ (chồng), cô, dì, chú, bác, anh, chị, em ruột để xác định lý lịch có rõ ràng không, quan hệ xã hội, thái độ chính trị, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật ở địa phương như thế nào, từ đó kết luận đủ hay không đủ tiêu chuẩn về chính trị để được dự tuyển.
4. Nội dung Bản xác minh chính trị
a) Tình hình kinh tế, chính trị của gia đình
- Ghi rõ họ, đệm, tên, năm sinh, nghề nghiệp, tài sản, mức sống và thái độ chính trị từng thời kỳ, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hòa bình lập lại cho đến nay (từ 1954 đối với miền Bắc và từ tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam) theo thứ tự: Ông bà nội, anh chị em ruột của cha; ông bà ngoại, anh chị em ruột của mẹ; cha, mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ đến tuổi trưởng thành của bản thân, vợ (hoặc chồng); anh, chị, em ruột của bản thân;
- Trường hợp trong gia đình có người đang cư trú ở nước ngoài phải ghi rõ mối quan hệ, họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú, thời gian đi, lý do đi, thời hạn đi, thái độ chính trị, số lần về nước, cơ quan, tổ chức quyết định cho đi, quan hệ hiện nay;
- Gia đình có ai quan hệ với người nước ngoài thì cần nắm rõ lý do, tính chất mức độ quan hệ;
b) Tình hình bản thân thí sinh: Ghi rõ nghề nghiệp, tham gia các tổ chức đoàn thể chính quyền, tổ chức kinh tế ở địa phương (nếu có), thái độ chính trị và quan hệ xã hội;
c) Người cung cấp lý lịch: Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, chức vụ và chữ ký của người cung cấp lý lịch;
d) Trường hợp nội dung dài không ghi hết, phải ghi tiếp sang trang giấy khác và kẹp vào trang cuối của bản xác minh (có đóng dấu giáp lai).
5. Tiến hành thẩm tra
a) Bản Thẩm tra xác minh chính trị có dán ảnh của thí sinh do cán bộ chuyên trách tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn nơi thí sinh đăng ký dự tuyển cấp;
b) Nội dung thẩm tra xác minh lý lịch gia đình của thí sinh do cấp ủy địa phương cấp xã cung cấp; cán bộ đi thẩm tra phải ghi chép đầy đủ vào bản thẩm tra xác minh và phải có kết luận, xác nhận của cấp ủy cấp xã.
- Trường hợp có bố, mẹ đang công tác tại đơn vị Quân đội, người đi xác minh phải liên hệ với cơ quan quản lý của bố, mẹ (cấp trung đoàn trở lên) đề nghị được cung cấp tài liệu, có xác nhận của cấp ủy cơ quan, đơn vị đó;
- Trường hợp có bố, mẹ đang công tác tại các cơ quan nhà nước, người đi xác minh phải liên hệ với cơ quan quản lý hồ sơ của bố, mẹ xin cung cấp tài liệu, có xác nhận của cấp ủy cơ quan quản lý hồ sơ của bố, mẹ;
- Trường hợp những nội dung cơ quan quản lý bố, mẹ cung cấp chưa rõ thì phải về nơi cư trú để xác minh bổ sung;
- Thí sinh cư trú tại địa phương thì cán bộ đi thẩm tra, xác minh phải về địa phương cấp xã, nơi cư trú của thí sinh để thẩm tra, xác minh về thái độ chính trị và quan hệ xã hội của thí sinh;
c) Xác nhận ảnh của thí sinh
- Cán bộ xác minh đề nghị cấp ủy cấp xã xác định ảnh trên bản xác minh, đúng với thí sinh được thẩm tra đang cư trú tại địa phương thì cấp ủy cấp xã đóng dấu trùm lên góc bên phải phía dưới ảnh;
- Trường hợp cấp ủy cấp xã không xác định được ảnh với thí sinh được thẩm tra, thì cán bộ chuyên trách tuyển sinh nơi thí sinh đăng ký dự tuyển chịu trách nhiệm kiểm tra trực tiếp người thật với ảnh khi thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (phải kiểm tra chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan khác), báo cáo với cấp ủy cơ quan quân sự địa phương cấp huyện và đóng dấu cấp ủy cơ quan quân sự địa phương cấp huyện trùm lên góc phải phía dưới ảnh của thí sinh.
6. Kết luận hồ sơ
a) Cấp ủy địa phương cấp xã cho ý kiến và kết luận về nguồn gốc, thành Phần lịch sử, quan hệ xã hội của gia đình nội, ngoại và bản thân thí sinh đăng ký dự tuyển, từ đó xác định người đó có đủ hay không đủ tiêu chuẩn về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay để phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được dự tuyển vào đào tạo sĩ quan tại các trường trong Quân đội. Bí thư Đảng ủy cấp xã ghi rõ họ tên, ký tên, đóng dấu;
b) Cấp ủy cơ quan quân sự cấp huyện (đối với thanh niên ngoài Quân đội), đơn vị cấp trung đoàn (đối với quân nhân tại ngũ) phải kết luận cụ thể thí sinh đủ hay không đủ tiêu chuẩn dự tuyển;
c) Cán bộ đi xác minh, sau khi nghe những ý kiến của cấp ủy địa phương cấp xã, người có thẩm quyền, hoặc quần chúng ở địa phương cung cấp, tổng hợp và ghi ý kiến của mình vào bản xác minh về lịch sử chính trị, tình hình kinh tế và quan hệ xã hội của gia đình và bản thân người được thẩm tra; ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ của người đi xác minh lý lịch chính trị;
d) Sau khi tiếp nhận hồ sơ sơ tuyển, cơ quan chính trị các trường có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng (cán bộ, bảo vệ an ninh, tổ chức) rà soát thẩm định và thống nhất ý kiến kết luận, sau đó đồng chí trưởng (phó) ban hoặc cán bộ chuyên trách ngành bảo vệ an ninh nhà trường ký và ghi rõ họ tên.
7. Trường hợp thí sinh dự tuyển vào Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã Phần xác minh lý lịch theo mẫu quy định của ngành Cơ yếu cung cấp.
8. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả công tác xác minh chính trị về Cục Cán bộ trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.
Điều 23. Lệ phí tuyển sinh
1. Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh theo quy định t