Việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào?
Tại Điều 34 Luật Thanh tra 2022 có quy định về việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước;
b) Được luật giao nhiệm vụ thanh tra.
2. Tổ chức của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được quy định khi đáp ứng đủ điều kiện như sau:
- Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước;
- Được luật giao nhiệm vụ thanh tra.
Việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ như thế nào?
Tại Điều 35 Luật Thanh tra 2022 có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
1. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động, của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Như vậy, Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ và Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động, của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Tại Điều 36 Luật Thanh tra 2022 có quy định về việc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong các trường hợp sau đây:
1. Theo quy định của luật;
2. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Chính phủ giao cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi thống nhất với Bộ trưởng phụ trách ngành, lĩnh vực có liên quan.
Tại Điều 37 Luật Thanh tra 2022 có quy định về hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 34 của Luật này; hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra là Thanh tra viên theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định về hoạt động thanh tra và việc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quy định rõ nêu trên
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Tại Điều 38 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Ngạch thanh tra viên bao gồm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
4. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Ngạch thanh tra viên bao gồm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.