09:20 - 05/10/2024

Việc sao, lưu văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện ra sao theo quy định hiện nay?

Việc sao, lưu văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện ra sao theo quy định hiện nay? Việc sao gửi văn bản đi trong cơ quan Bộ được thực hiện thế nào?

Nội dung chính

    Việc sao, lưu văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện ra sao theo quy định hiện nay?

    Việc sao, lưu văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 32 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT. Theo đó: 

    - Mỗi văn bản phát hành đi, bao gồm cả công hàm, công điện và văn bản đối ngoại, phải lưu ít nhất hai bản chính: Một bản lưu tại Văn thư Bộ và một bản lưu trong hồ sơ của đơn vị trình.

    - Các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả Điều ước quốc tế, được lưu ít nhất ba bản chính: Một bản lưu tại Văn thư Bộ, một bản lưu tại Vụ Pháp chế và một bản lưu tại đơn vị chủ trì.

    - Việc sao gửi văn bản đi trong cơ quan Bộ được thực hiện như sau:

    + Tất cả các văn bản phát hành đi của Bộ do Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo các đơn vị ký đều phải gửi Lãnh đạo Bộ (có thể gửi qua Hệ thống quản lý văn bản quản lý điều hành của Bộ).

    + Đơn vị soạn thảo báo cáo Lãnh đạo Bộ ký văn bản để quyết định việc sao gửi cho các đơn vị có liên quan (nếu cần).

    + Việc sao gửi đối với các văn bản thuộc chế độ mật phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.

    Trên đây là nội dung quy định về việc sao, lưu văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT.

    2