Vì sao nói ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
Nội dung chính
Vì sao nói ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập rơi vào tình thế nguy cấp, ví như "ngàn cân treo sợi tóc" vì các lý do sau:
* Giặc Ngoại xâm và nội phản:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.
* Tình hình trong nước:
- Về chính trị:
+ Thiếu vắng một hệ thống chính quyền mạnh mẽ và ổn định: Sau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lý và chưa được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.
+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.
- Về kinh tế:
+ Hậu quả của nạn đói năm 1945: Hơn hai triệu người đã chết đói trong năm 1945, và nạn đói vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Chính quyền non trẻ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, đặt áp lực lớn lên bộ máy nhà nước mới thành lập.
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.
- Về tài chính:
+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.
+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Hơn 90% dân số không biết chữ.
+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.
- Sự cô lập trên trường quốc tế: Sau khi giành độc lập, Việt Nam chưa được các nước lớn công nhận, đặc biệt là các nước phương Tây. Điều này khiến Việt Nam không nhận được sự hỗ trợ quốc tế và đối diện với nhiều sức ép ngoại giao.
Những khó khăn trên đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.
Vì sao nói ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 9 cần đạt những yêu cầu gì khi học lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt khi học lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 như sau:
- Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930.
- Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 - 1930.
- Nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931 và 1936 - 1939.
- Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật Bản.
- Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Mục tiêu của môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 là gì?
Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình giáo dục môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở nói chung và lớp 9 nói riêng như sau:
- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên;
- Giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn;
- Góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.