17:35 - 24/09/2024

Tự ý sử dụng đất của người khác xử lý như thế nào?

Em hiện tại bên Nhật, mua được phần đất nhỏ ở Việt Nam. Hiện giờ mẹ em đang đứng tên sở hữu, khi em về sẽ sang tên lại cho em. Tuy nhiên hiện bây giờ có một người anh trai ruột đang trồng cỏ cho bò ăn trên phần đất đấy, mà chưa hề hỏi em hay mẹ em và không được sự đồng ý của em nhưng người này vẫn ngoan cố sử dụng. Người anh trai này nói chung rất quậy phá nên em không muốn dính dáng gì đến người này. Vậy cho em hỏi khi em về thì viết đơn ra tòa có được xử lý hay không và tội của người này tự ý sử dụng phần đất của người khác khi không có sự cho phép được xử như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Nội dung chính

    Điều 166 Luật Đất Đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:

    Quyền chung của người sử dụng đất

    1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

    3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

    5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

    6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

    7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai."

    Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005 cũng có những quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản. Bạn có thể tham khảo các quy định tại Bộ luật dân sự 2005:

    Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.

    Điều 256. Quyền đòi lại tài sản

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.

    Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện tại anh trai bạn đang có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai do mẹ bạn đứng tên sở hữu..Như vậy trong trường hợp này, gia đình bạn có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn, cụ thể trong trường hợp này là UBND xã nơi xảy ra hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi tự ý sử dụng đất của người khác. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Đất Đai 2013 để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    748
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ