Từ ngày 11/9/2022, Có thể sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử khi khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước?
Nội dung chính
Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước được quy định thế nào?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch
...
6. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước:
a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.
c) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn.”
Theo đó, hiện nay khi thực hiện khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước thì cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên.
Trong thời gian tới, sẽ bổ sung thêm quy định về khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
…
3. Bổ sung điểm b khoản 6 Điều 4 như sau:
“Trường hợp Cục Thú y và Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có thống nhất về chứng nhận điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.”
Theo như quy định trên thì trong thời gian tới doanh nghiệp có thể sử Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử nếu như Cục Thú y và Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có thống nhất về chứng nhận điện tử.
Có thể sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử khi khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước từ ngày 11/9/2022?
Khi nào thì sẽ nộp hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước
…
2. Khai báo kiểm dịch
a) Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật thú y;
c) Khi tiếp nhận hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra đối chiếu thông tin tàu đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được đăng tải trên website của Cơ quan thẩm quyền châu Âu (https://ec.europa.eu/fisheries/cfp/illegal fishing/info), website của các Tổ chức nghề cá khu vực (RFMOs) hoặc thông báo từ Cơ quan thẩm quyền của các quốc gia khác. Trường hợp lô hàng nhập khẩu từ tàu IUU, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện việc kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý.”
Theo như quy định trên thì trước khi hàng đến cửa khẩu nhập khẩu thì chủ hàng phải gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
Chủ hàng có thể gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 13 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước
…
4. Nội dung kiểm dịch
a) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm dịch theo nội dung quy định tại Điều 47 Luật thú y;
b) Đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống: lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh nếu phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: kiểm tra thực tế hồ sơ và hàng hóa tại cửa khẩu nhập hoặc tại nơi tập kết hàng. Nếu đáp ứng yêu cầu thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu (Mẫu 09TS) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho bảo quản theo đề nghị của chủ hàng (kho bảo quản của chủ hàng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y). Chủ hàng phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và không được đưa hàng đi tiêu thụ khi chưa có kết quả kiểm dịch.
Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không thể lấy mẫu tại cửa khẩu hoặc tại nơi tập kết hàng thì cơ quan kiểm dịch cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm dịch tại kho bảo quản.
Riêng đối với sản phẩm động vật thủy sản đông lạnh phải được lưu giữ tại cửa khẩu nhập đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
đ) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Theo đó việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hiện nay được thực hiện dựa trên những nội dung của quy định trên.