15:30 - 26/09/2024

Trường hợp nào không được quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật?

Trường hợp nào sẽ không được quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật? Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành? Cơ quan cấp trên có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế văn bản của cấp dưới không?

Nội dung chính

    Trường hợp nào không được quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật?

    Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Không được quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

    Trả lời: Pháp luật nước ta có quy định: Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.

    Theo đó, tại Khoản 2 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về những trường hợp không được quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

    - Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

    - Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

    Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cũng không được quy định hiệu lực trở về trước.

    Trên đây là nội dung giải đáp về những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật không được quy định hiệu lực trở về trước.

    Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành

    Tôi có thắc mắc mong được giải đáp: Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành? Cơ quan cấp trên ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung được không? Xin cảm ơn!

    Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

    - Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

    - Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

    => Như vậy, căn cứ quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành là cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Trường hợp cơ quan cấp trên xét thấy thấy văn bản cấp dưới không phù hợp thì có thể ban hành văn bản bãi bỏ văn bản của cấp dưới.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ!

    Cơ quan cấp trên có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế văn bản của cấp dưới không?

    Một văn bản pháp quy của cấp trên (bộ) ban hành thì có thay thế văn bản về nội dung đó ở cấp tỉnh không?

    Trả lời: Khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

    Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

    Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

    Như vậy, chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Do đó, trường hợp cấp dưới ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái cấp trên thì sẽ bị bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

    Trân trọng!

    69