14:16 - 04/12/2024

Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nội dung nào?

Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nội dung nào? Nghiên cứu, phát triển an ninh mạng bao gồm những nội dung gì?

Nội dung chính

    Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nội dung nào? 

    Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật An ninh mạng 2018 quy định về nội dung triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm:

    - Xây dựng, hoàn thiện quy định, quy chế sử dụng mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết nối mạng Internet; phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin; phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng

    - Ứng dụng, triển khai phương án, biện pháp, công nghệ bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin và thông tin, tài liệu được lưu trữ, soạn thảo, truyền đưa trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý

    - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng

    - Bảo vệ an ninh mạng trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trên không gian mạng, cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với cơ quan, tổ chức, cá nhân, chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác hoặc trong hoạt động khác theo quy định của Chính phủ

    - Đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin

    - Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin; phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

    Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nội dung nào?

    Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nội dung nào? (Hình từ internet)

    Nghiên cứu, phát triển và nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng bao gồm những nội dung gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật An ninh mạng 2018 quy định về nội dung nghiên cứu, phát triển an ninh mạng bao gồm:

    - Xây dựng hệ thống phần mềm, trang thiết bị bảo vệ an ninh mạng

    - Phương pháp thẩm định phần mềm, trang thiết bị bảo vệ an ninh mạng đạt chuẩn và hạn chế tồn tại điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, phần mềm độc hại

    - Phương pháp kiểm tra phần cứng, phần mềm được cung cấp thực hiện đúng chức năng

    - Phương pháp bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; khả năng bảo mật khi truyền đưa thông tin trên không gian mạng

    - Xác định nguồn gốc của thông tin được truyền đưa trên không gian mạng

    - Giải quyết nguy cơ đe dọa an ninh mạng

    - Xây dựng thao trường mạng, môi trường thử nghiệm an ninh mạng

    - Sáng kiến kỹ thuật nâng cao nhận thức, kỹ năng về an ninh mạng

    - Dự báo an ninh mạng

    - Nghiên cứu thực tiễn, phát triển lý luận an ninh mạng.

    Bên cạnh đó, Điều 28 Luật An ninh mạng 2018 quy định về nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng như sau:

    - Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và nâng cao khả năng sản xuất, kiểm tra, đánh giá, kiểm định thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng.

    - Chính phủ thực hiện các biện pháp sau đây để nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân:

    + Thúc đẩy chuyển giao, nghiên cứu, làm chủ và phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng;

    + Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến liên quan đến an ninh mạng;

    + Tổ chức đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực an ninh mạng;

    + Tăng cường môi trường kinh doanh, cải thiện điều kiện cạnh tranh hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng.

    Quy định về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như thế nào?

    Căn cứ Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 quy định về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như sau:

    - Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

    - Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.

    - Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.

    - Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

    132
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ