11:43 - 02/10/2024

Trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Cho tôi hỏi, trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ theo quy định mới nhất.

Nội dung chính

    Trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 166/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/02/2022) quy định về trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng như sau:

    - Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

    + Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của Bộ Quốc phòng, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân theo quy định;

    + Mỗi tháng, bố trí thời gian tiếp công dân ít nhất 01 ngày tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng (trừ trường hợp đột xuất). Ban hành văn bản từ chối tiếp công dân và thực hiện tiếp công dân đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng;

    + Chỉ đạo Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc của công dân phục vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp tại Trụ sở.

    - Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên)

    + Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ cho việc tiếp công dân theo quy định tại Thông tư này. Chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận, phân loại, hướng dẫn, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; thông báo về việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân với cơ quan, đơn vị liên quan. Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện tiếp công dân theo quy định của pháp luật; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác tiếp công dân, người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm việc tại nơi tiếp công dân theo quy định;

    + Phân công chỉ huy phụ trách và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên về công tác tiếp công dân thuộc phạm vi cấp mình quản lý. Thực hiện việc ủy quyền của Thủ trưởng cấp trên về công tác tiếp công dân;

    + Cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng; cấp còn lại trực tiếp tiếp công dân ít nhất 02 ngày trong 01 tháng;

    + Thực hiện tiếp công dân theo yêu cầu của cấp trên;

    + Ngoài lịch tiếp công dân định kỳ, thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Tiếp công dân năm 2013;

    + Các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này khi có công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trực ban báo cáo chỉ huy và thông báo cho cơ quan chính trị hoặc cán bộ chính trị (nơi không có cơ quan chính trị) phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giúp chỉ huy tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

    + Trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp

    Ủy ban Kiểm tra Đảng giúp Đảng ủy cùng cấp tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh những vấn đề liên quan đến kỷ luật Đảng, phẩm chất cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt cũng như thực hiện nhiệm vụ tại tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền quản lý.

    - Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng

    + Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý công tác tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý, điều hành Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân tại Trụ sở. Ban hành Nội quy Trụ sở tiếp công dân-Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng;

    + Phân công cơ quan thực hiện đón tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng; tiếp nhận, đăng ký, phân loại, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn công dân đến các phòng tiếp công dân của các cơ quan chức năng tại Trụ sở; gửi thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân biết;

    + Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng thực hiện tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

    + Định kỳ hằng quý chủ trì giao ban với đại diện của cơ quan, đơn vị tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng; khi cần thiết mời đại diện cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Trụ sở tiếp công dân cùng tham dự. Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo công tác tiếp công dân trong toàn quân.

    - Trách nhiệm của Chánh Thanh tra quốc phòng, Chánh Thanh tra Bộ đội Biên phòng các cấp

    Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cấp mình về việc triển khai, điều hành và thực hiện tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật.

    2